Hào khí đời Trần trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy hân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Thuật Hoài và tác giả Phạm Ngũ Lão
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra định xâm lược nước ta. Trước tình hình ấy, vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc. Sau đó, Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước. Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ.
    • Tựa đề: Thuật có nghĩa là bầy tỏ, hoài là mang trong lòng . Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng, hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải.
  • Phân tích
    • Nội dung
      • Hai câu đầu:
        • Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những hình ảnh, ngôn từ: hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
        • Tư thế hiên ngang, vững chãi, oai phong, lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với quân thù
        • Con người xuất hiện với hành động cụ thể: trấn giữ non sông với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi à tư thế hiên ngang, khí thế bao trùm đất trời, mang tầm vóc vũ trụ, mang đậm nét anh hùng ca
        • Hành động lớn lao và khí thế hào hùng của con người đời Trần
        • Tam quân tì hổ: tinh thần, sức mạnh tinh thần quân đội mang hào khí Đông A tượng trưng cho cả dân tộc
        • Hình ảnh ba quân “nuốt trôi trâu”: biểu tượng cho dân tộc dũng mãnh trong khí thế tiến công. Trong câu thơ này, không gian và thời gian như rộng mở ra cả vũ trụ à mang tầm vóc vũ trụ, non sông
        • Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần hiện lên thật đẹp, kì vĩ, là hiện thân của sức mạnh dân tộc
      • Hai câu cuối
        • “chí của người anh hùng”: Lập công lập danh, trả nợ công danh để hoàn thành nghĩa vụ với đời, với đất nước.
        • Cái tâm của người anh hùng qua hai câu thơ cuối: nỗi “thẹn” --> chí khí lớn lao, khát vọng của người anh hùng lập công danh, đền nợ nước.
        • Khát vọng của người làm tướng, trách nhiệm của kẻ làm trai thời loạn
    • Nghệ thuật
      • Hình ảnh thơ tráng lệ, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại, chí khí của anh hùng
      • Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, có sức dồn nén cao độ về cảm xúc.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần

Gợi ý làm bài

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó:

Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.

Chúng tôi hi vọng rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích về bài thơ Thuật hoài trong chương trình Ngữ văn 10. Mong rằng với đề tài phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?