A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Hứng trở và tác giả Nguyễn Trung Ngạn
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đí sứ ở Giang Nam (Trung Quốc)
- Thể loại: Thất ngôn tuyệt cú đường luật
- Chủ đề: Nỗi nhớ quê hương và khát vọng mau chóng trở về quê nhàPhân tích
- Phân tích
- Hai câu đầu
- Tình yêu quê hương xứ sở được miêu tả qua những chi tiết: dâu tằm, hương thơm đồng lúa, cua cá trên đồng, bữa cơm quê dẻo thơm ngọt ngào. → những hình ảnh bình dị, quen thuộc.
- Qua đó ta cảm nhận được sâu sắc nỗi nhớ quê hương cụ thể, da diết, chân thành trong tác giả.
- Với những hình ảnh trên, tác giả đã góp phần khẳng định xu hướng bình dị, phá vỡ tính quy phạm, tính trang nhã của văn học trung đại.
- Hai câu cuối
- Cách nói tế nhị ngầm so sánh 2 sự việc: đi sứ tuy vinh hạnh, sung sướng nhưng không bằng được ở nhà, ở nơi quê hương của mình. → Nhà thơ yêu thích được trở về với cuộc sống thanh đạm của quê nhà
- cả 2 câu đều mang lối so sánh nhưng ở 2 nghĩa khác nhau:
- Câu 3 : cuộc sống tuy nghèo nàn nhưng vẫn vui & hạnh phúc.
- Câu 4 : dù lãng du đất khách quê người rất vui nhưng ko sao bằng được niềm vui quê nhà
- Hai câu đầu
- Nhận xét
- Nội dung
- Từ nỗi nhớ quê hương đến niềm tự hào dân tộc, tác giả bộ lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước
- Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở những tình cảm lớn lao, ở cách nói trang trọng và còn được thể hiện sâu sắc ở những tình cảm hết sức bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày, ở cách nói tự nhiên, chân thật.
- Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ bình dị, dân giả có sức gợi cảm lớn tác động mạnh mẽ đến tình yêu quê hương đất nước của mỗi người.
- Cách nói chân tình, mộc mạc nhưng hết sức tha thiết.
- Sử dụng kiểu câu khẳng định: "tuy... bất" và nghệ thuật đối lập "bần diệc thảo"
- Nội dung
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn
Gợi ý làm bài
Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người ở làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), Ông là một danh thần dưới thời trần, cùng với đó là số lượng tác phẩm ông để lại, đặc biệt là "Giới hiên thi tập". Hứng trở về là một trong số những tác phẩm của Giới hiên thi tập được sáng tác khi tác giả đang đi sứ ở Trung Quốc, qua đây đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu nồng nàn ấy được thể hiện bằng nỗi nhớ quê hương da diết và sự gắn bó với cuộc sống bình dị nơi quê nhà.
Đối với mỗi người con xa xứ, quê hương luôn là một nỗi nhớ man mác không nguôi, lúc nào trong họ cũng đau đáu một nỗi buồn, nhớ mong vô tận với quê hương, đó là nơi chôn rau cắt rốn nơi mẹ già luôn ngóng mong, nơi có những cánh đồng, dòng sông hay đơn giản chỉ là những bữa cơm đạm bạc. Chỉ là cà dầm tương, nhớ dáng ai tát nước, dãi gió dầm sương mà gợi ra bao nhiêu xúc cảm:
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tình yêu quê hương đất nước đó lại càng được thể hiên ở hai câu cuối này, sự đối lập giữa đất khách và quê nghèo, giữa chốn phồn hoa với chồn nghèo đói, càng đẩy tâm trạng và tình cảm của tác giả lên cao cao trào. Sự hồn hoa đô hội, giàu có và mới lạ nơi đất khách quê người cũng không đủ sức níu giữ bước chân của li khách. Nỗi nhớ quê càng thêm thường trực trong lòng. Trong hoàn cảnh này của tác giả, điều đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn nỗi nhớ quê đó là sự thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, còn khẳng định tấm lòng son sắt với quê hương của ông. Những xúc cảm của ông được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh bình dị quen thuộc nhưng lại dễ dàng đi vào lòng người. Khát khao cháy bỏng được trở về quê hương dâng lên ngùn ngụt, chỉ những kí ức những hình ảnh quê hương mới xoa dịu bớt nỗi đó.
Với những gì Hứng trở về mang tới cho độc giả, một hương vị mới cho thơ văn Việt Nam. Những ngôn từ hình ảnh hết đỗi bình dị hưng lại khai thác triệt để những xúc cảm không chỉ dâng lên trong chính tác giả mà trong chính nỗi lòng của những người con xa xứ, đang ngày đêm mong ngóng về quê nhà. Chính những nét đẹp giản dị này đã tạo nên dấu ấn của Hứng trở về trong lòng độc giả.
Vừa rồi, Chúng tôi đã giới thiệu cho các em tham khảo tài liệu Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn với sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, với tài liệu trên, các em đã có thêm nhiều góc nhìn, nhiều kiến thức hay về bài thơ Hứng trở về.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)