A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của tác giả Thiền sư Mãn Giác.
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Thể loại: kệ là một thể văn thời văn học trung đại thuộc bộ phận thể văn Phật giáo. Nó có chức năng truyền bá và giải thích đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần có ý tứ sâu sa, cách nói thì kín đáo. Không những thế nó còn có giá trị về mặt văn chương
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 4 câu thơ đầu thể hiện quy luật cuộc sống
- Phần 2: còn lại: quan niệm nhân sinh cao đẹp
- Phân tích
- Quy luật cuộc sống
- Xuân qua thì trăm hoa rụng, xuân đến thì trăm hoa nở -> nhà thơ khái quát quy luật cuộc sống của thiên nhiên cũng như con người. Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, mùa xuân đi trăm hoa rụng rơi.
- Tuy nhiên ở trên đời thì thường nói quá khứ rồi mới đến hiện tại, đến rồi mới đi nhưng ở đây nhà thơ sử dụng cách nói ngược để nhằm thể hiện quan niệm về kiếp sống của con người
- Kiếp sống con người luân hồi như bánh xe luân chuyển, từ kiếp này sang kiếp sau -> quan niệm mang đậm chất Phật giáo
- Hai câu sau thể hiện quy luật biến đổi của đời người, theo phật giáo thì con người phải trải qua sinh lão bệnh tử.
- Việc thì cứ đi xa mãi rồi, trên đầu những dấu hiệu tuổi già xuất hiện
- Trái ngược với hoa tươi thì con người đến mức độ tuổi cao thì lại héo đi, già đi.
- -> Bốn câu thơ đầu thể hiện được quan niệm của nhà thơ về kiếp người và những biến đổi của con người trên cõi trần. Quan niệm ấy mang cách lý giải có phật giáo
- Hai câu thơ cuối thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp của thiền sư
- Chớ có nói xuân qua thì hoa rụng hết --> thể hiện quan niệm triết lý nhân sinh cao đẹp của thiền sư, nó biểu đạt một cách tinh tế về sự sống của con người
- Xuân có tàn thì vẫn còn hoa nở, cuộc đời người có hết nhưng vẫn còn linh hồn ở lại
- Trước sân đêm qua nở một cành mai, cành mai ấy là một hình ảnh đẹp, mai là một trong tứ quý, mai mang vẻ đẹp kín đáo lại thanh thoát nhẹ nhàng gợi lên sự cảm nhận về sự sinh sôi bất diệt. Nó biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật
- Quy luật cuộc sống
- Nhận xét
- Nội dung: thể hiện quan niệm về cuộc đời con người cũng như vạn vật, ra đi thanh thản thì cảm giác như ta vẫn còn trên đời này. Bốn câu thơ đầu thể hiện cái tài trong cách sử dụng động từ chuyển động của thiền sư. Hai câu thơ sau thể hiện cái thần
- Nghệ thuật: điệp cấu trúc câu, đối lập, đảo trật tự câu, hình ảnh mang sức tượng trưng
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài Văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
Gợi ý làm bài
Về thời nhà Lí (1009 - 1225), Thăng Long trở thành kinh đô nước Đại Việt. Sau chiến thắng sông Cầu - Như Nguyệt (1076), nền độc lập của Tổ quốc ta được củng cố, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ. Việc học hành được mở mang, Kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển khá phồn thịnh. Đạo Phật trở thành quốc giáo. Việc xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật diễn ra sôi nổi khắp nơi. Nhiều vị Thiền sư được triều đình trọng vọng. Họ là những con người lỗi lạc, đức trọng, tài cao, giỏi thơ văn, tên tuổi sáng ngời sử sách.
Trong số đó, Mãn Giác Thiền sư (1052 - 1096) là một vị cao tăng mang tâm hồn thi sĩ tuyệt đẹp. Bài "Có bệnh bảo mọi người" (Cáo tật thị chúng) được vị Thiền sư đọc cho các đệ tử nghe khi ông lâm bệnh trọng, trước lúc qua đời. Vốn là một bài kệ (kinh kệ) hàm chứa triết lí đạo Phật cao sâu, nhưng lại tươi mát, gợi cảm, đầy thi vị. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch thơ:
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Bài kệ "Cáo tật thị chúng " thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc.
Bài kệ đã trở thành bài cổ thi, đã đi suốt hành trình một thiên niên kỉ. Đọc bài "Cáo tật thị chúng", ta trân trọng tinh thần yêu đời, yêu sự sống của vị Thiền sư, chúng ta yêu thêm vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn. Dư vị của bài thơ như một lời nhắc khẽ: hãy làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và biết làm chủ bản thân mình, để yêu đời, yêu sống, để lao động và học tập say mê.
Hi vọng, với tài liệu trên, Chúng tôi đã mang đến cho các em những cảm xúc mới mẻ và thú vị về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người. Chúc các em có thêm tài liệu hay hỗ trợ các em cảm nhận tốt hơn về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Thiền sư Mãn Giác.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)