A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng và tác giả Lý Bạch
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Bố cục:
- Hai câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay
- Hai câu thơ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ.
- Chủ đề: thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành
- Phân tích
- Hai câu đầu
- Không gian tiễn biệt:
- Nơi tiễn: lầu Hoàng Hạc → nơi thanh cao, thoát tục,
- Lầu Hoàng Hạc thuộc thành phố Vũ Hán- tỉnh Hồ Bắc- Trung Quốc.
- Là một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, gắn với truyền thuyết vị tiên Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay lên trời cao.
- Thời gian tiễn biệt: “tháng ba mùa hoa nở rộ” → mùa xuân, khung cảnh đẹp thơ mộng
- Cách gọi bạn: “Cố nhân” → Bạn tri âm, gắng bó thân thiết.
- Không gian tiễn biệt:
- → Bức tranh hoa lệ với hình đẹp và không khí gợi cảm
- ⇒ Bên trong không khí bịn rịn của buổi tiễn đưa ta thấy được nỗi lo âu của người tiễn đưa khi phải tiễn bạn đến nơi phồn hoa đô thị, nơi náo nhiệt bon chen (Dương châu) không giống với chí hướng và tâm hồn của bạn
- Hai câu sau
- “Cô phàm”: Cảnh buồn lẻ loi cô độc >< dòng sông mênh mông gợi nhiều tâm trạng
- Người ở lại cảm nhận được nổi buồn của người ra đi
- Người đưa tiễn dõi mắt theo bóng con thuyền chở bạn đi xa đã khuất vào bầu không gian mênh mông
- → Câu thơ thể hiện tâm trạng vừa bịn rịn, lưu luyến, vừa cô đơn, lẻ loi của nhà thơ.
- "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu": Trước mắt người ở lại chỉ còn hình ảnh dòng sông chảy ngang lưng trời.
- Không gian được mở rộng đến mênh mang.
- Tô đậm cảm giác hụt hẫng, trống trải, đơn côi của tác giả.
- Chỉ duy nhất thấy dòng sông Trường Giang chảy ngược lê trời
- Bút pháp lãng mạn bay bổng của nhà thơ gợi lại truyền thuyết “Hạc vàng bay vút trới xanh”
- Hai câu đầu
→ Cảnh và tình hòa quyện thể hiện niềm nhớ thương, lưu luyến với người bạn thân đi xa.
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng
Gợi ý làm bài
Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là “Thi tiên” và đã để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách – thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do… chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường… “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Hành lộ nan”, “Tĩnh dạ tư”,"Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng",”Tảo phát Bạch Đế thành”… là những bài thơ nổi tiếng của “Thi tiên” cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
Bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý Bạch
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuỵêt của Lý Bạch Vừa cụ thể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa – gần (cận – viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc… đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lý Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.
Trên đây, Chúng tôi vừa trích dẫn một phần nội dung tài liệu văn mẫu Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng. Mong rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một bài văn mẫu hay và bổ ích, hỗ trợ các em thật tốt trong quá trình học môn Ngữ văn.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)