Trắc nghiệm định tính về Tính tương đối của chuyển động–Công thức cộng vận tốc môn Vật Lý 10

TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH CHUYỂN ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI – CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

 

A. LÝ THUYẾT

I.  Tính tương đối của chuyển động

- Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối.

- Vận tốc của chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối.

II.  Công thức cộng vận tốc

a) Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động

- Hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ quy chiếu đứng yên.

- Hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động gọi là hệ quy chiếu chuyển động.

b) Côg thức cộng vận tốc

Véc tơ vận tốc tuyệt đối \((\overrightarrow {{v_{1,3}}})\) bằng tổng véc tơ vận tốc  tương đối \((\overrightarrow {{v_{1,2}}})\) và vận tốc kéo theo \((\overrightarrow {{v_{2,3}}})\).

\(\overrightarrow {{v_{1,3}}}  = \overrightarrow {{v_{1,2}}}  + \overrightarrow {{v_{2,3}}} \)

Trong đó số 1 ứng với vật chuyển động, số 2 ứng với hệ quy chiếu chuyển động, số 3 ứng với hệ quy chiếu đứng yên.

+ Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên

+ Vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động

+ Vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.

- Trường hợp \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) cùng phương, cùng chiều \(\overrightarrow {{v_{23}}} \):

+ Về độ lớn: \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

+ Về hướng: \(\overrightarrow {{v_{13}}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) và \(\overrightarrow {{v_{23}}} \)

- Trường hợp \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) cùng phương, ngược chiều \(\overrightarrow {{v_{23}}} \)

+ Về độ lớn: \({v_{13}} = \left| {{v_{12}} - {v_{23}}} \right|\)

+ Về hướng:

\(\overrightarrow {{v_{13}}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) khi \({v_{12}} > {v_{23}}\)

\(\overrightarrow {{v_{13}}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) khi \({v_{23}} > {v_{12}}\)

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Một tàu hoả chuyển động thẳng đều với v = 10 m/s so với mặt đất. Một người đi đều trên sàn tàu có vận tốc 1m/s so với tàu. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất trong các trường hợp ở các câu 1, 2, 3:

Câu 1: Người và tàu chuyển động cùng chiều:

A. 10 m/s                  B. 11 m/s                   C. 1 m/s                  D. 9 m/s

Hướng dẫn giải

Khi cùng chiều: v13 = v12 + v23 = 11m/s

Câu 2: Người và tàu chuyển động ngược chiều:

A. 10 m/s                  B. 11 m/s                  C. 1 m/s                  D. 9 m/s

Hướng dẫn giải

Khi ngược chiều: v13 = v23 – v12 = 9m/s

Câu 3: Người và tàu chuyển động vuông góc với nhau:

A. 10,5 m/s                  B. 11 m/s                  C. 10,05 m/s                  D. 9 m/s

Hướng dẫn giải

Khi vuông góc: 

\({{v}_{13}}=\sqrt{{{v}_{12}}^{2}+{{v}_{23}}^{2}}=\sqrt{{{10}^{2}}+{{1}^{2}}}=10,05(m/s)\)

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/ h, trên một đoạn đường song hành với đường sắt. Một đoạn tàu dài 120 m chạy ngược chiều và vượt người đó mất 6 giây kể từ lúc đầu tàu gặp người đó. Hỏi vận tốc của tàu là bao nhiêu?

A. 20 m/s      

B. 16 m/s.                    

C. 24 m/s    

D. 4 m/s

Câu 2: Một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ, còn nếu đi ngược dòng từ bến B đến bến A hết 3 giờ. Biết dòng nước chảy với tốc độ 5 km/h. Độ lớn vận tốc của canô so với dòng nước là

A. 1 km/h                         

B. 10 km/h                   

C. 15 km/h   

D. 25 km/h

Câu 3: Như câu trên, khi tàu chạy cùng chiều với người đi xe đạp thì vận tốc của tàu là bao nhiêu?

A. 4 m/s           

B. 16 m/s    

C. 20 m/s        

D. 24 m/s.

Câu 4: Một tàu thủy chở hàng đi xuôi dòng sông trong 4 giờ đi được 100 km, khi chạy ngược dòng trong 4 giờ thì đi được 60 km. Tính vận tốc vn, bờ của dòng nước và vt, bờ của tàu khi nước đứng yên. Coi vận tốc của nước đối bờlà luôn luôn không đổi.

A. vn, bờ = 15 km/h, vt, bờ = 25 km/h                            

B. vn, bờ = 25 km/h, vt, bờ = 15 km/h

C. vn, bờ = 5 km/h, vt, bờ = 20 km/h.                             

D. vn, bờ = 20 km/h, vt, bờ = 5 km/h

Câu 5: Một chiếc xà lan chạy xuôi đòng sông từA đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. Nước chảy với vận tốc 4 km/h. Vận tốc của xà lan đối với nước bằng bao nhiêu?

A. 32 km/h                 

B. 16 km/h                         

C. 12 km/h    

D. 8 km/h.

Câu 6.  Chọn câu trả lời đúng Một hành khách ngồi trong một xe ôtô A, nhìn qua cửa sổ thấy một ôtô B bên cạnh và mặt đường đều chuyển động

A. Ôtô đứng yên đối với mặt đường là ôtô A        

B. Cả hai ôtô đều đứng yên đối với mặt đường

C. Cả hai ôtô đều chuyển động đối với mặt đường    

D. Các kết luận trên đều không đúng

Câu 7: Hai ô tô A và B đang chạy cùng phương ngược chiều với vận tốc không đổi v. Hỏi người quan sát ở vị trí nào sẽ thấy mình đang chuyển động với vận tốc 2v?

A. ở mặt đất .                   

B. ở một ô tô khác đang chạy trên đường

C. ở một ô tô khác chuyển động với vận tốc v vuông góc với hai vận tốc kia

D. ở một trong A và B.

Câu 8: Hành khách Bảo đứng trên toa tàu 2, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách An ở toa tàu 1 bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng Bảo thấy An chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây là đúng?

A. Cả hai tàu cùng chạy về phía trước, tàu 1 chạy nhanh hơn.

B. Cả hai tàu cùng chạy về phía sau, tàu 2 chạy nhanh hơn.

C. Tàu 1 chạy về phía trước, tàu 2 đứng yên. 

D. Tàu 1 đứng yên, tàu 2 chạy về phía trước.

Câu 9: Hành khách 1 đứng trên toa tàu I, nhìn qua cửa số toa sang hành khách 2 ở toa bên cạnh II. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng 1 thấy 2 chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?

 A. Cả hai  toa tàu cùng chạy về phía trước. II chạy nhanh hơn I.

 B. Toa tàu I chạy về phía trước. toa II đứng yên.

 C. Toa tàu I đứng yên. Toa tàu II chạy về phía sau.

 D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước.  I chạy nhanh hơn II.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng. Một người A đi xe đạp và một người B đứng bên đường cùng quan sát chuyển động đầu van bánh trước của chiếc xe đạp đang chạy trên đường.

A. Người A thấy đầu van xe đạp chuyển động thẳng.

B. Người B quan sát thấy đầu van xe đạp chuyển động tròn.

C. Người A quan sát thấy đầu van xe đạp chuyển động tròn.

D. Người B quan sát thấy đầu van xe đạp chuyển động thẳng.

Câu 11: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên đoạn đường thẳng với vận tốc v1 và v2 . Hỏi khi hai đầu máy chạy ngược chiều nhau thì vận tốc của đầu máy thứnhất so với đầu máy thứhai là bao nhiêu?

A. v1,2 = v1           

B. v1,2 = v2                                   

C. v1,2 = v1+ v2.                 

D. v1,2 = v1 – v2.

Câu 12: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên đoạn đường thẳng với vận tốc v1 và v2   . Hỏi khi hai đầu máy chạy cùng  chiều nhau thì vận tốc của đầu máy thứnhất so với đầu máy thứhai là bao nhiêu?

A. v1,2  = v1          

B. v1,2 = v2           

C. v1,2 = v1+ v2.    

D. v1,2 = v1 – v2.

Câu 13. Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì

A.  Chuyển động của vật được quan sát ở những thời điểm khác nhau.

B.  Chuyển động của vật được quan sát trong các hệ qui chiếc khác nhau.

C.  Chuyển động của vật được quan sát ở những người quan sát khác nhau.

D.  Chuyển động của vật được quan sát đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu 14. Câu nào sau đây là không đúng? Những đại lượng có tính tương đối là

A.  Vận tốc.                     

B.  Quỹ đạo.  

C. Khối lượng                            

D.  Độ dời.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quỹ đạo của một vật là tương đối, đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì quĩ đạo của vật sẽ khác nhau.

B.  Vận tốc của vật là tương đối, trong các hệ qui chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau.

C.  Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.

D.  Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ qui chiếu.

Câu 16. Một hành khách ngồi trong một xe ô tô A, nhìn qua cửa sổ thấy một ô tô B bên cạnh và mặt đường đều chuyển động

A.  Ô tô đứng yên đối với mặt đường là ô tô A.           

 B.  Cả hai ô tô đều đứng yên đối với mặt đường.

C.  Cả hai ô tô đều chuyển động đối với mặt đường.   

D.  Các kết luận trên đều không đúng.

Câu 17. Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông, xe kia chạy theo hướng Bắc với cùng vận tốc. Ngồi trên xe (2) quan sát thì thấy xe (1)  chạy theo hướng nào ?

A.  Đông – Bắc. 

B.  Đông – Nam.          

C.  Tây – Bắc.        

D.  Tây – Nam.

Câu 18. Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa nào chạy?

A. Tàu H đứng yên tàu N chạy.                                 

B.  Tàu H chạy, tàu N đứng yên.

C. Cả hai tàu đều chạy.                                            

D. Các đáp án A, B và C đều không đúng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

B

C

D

D

D

D

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

C

D

D

C

A

D

B

B

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Trắc nghiệm định tính về Tính tương đối của chuyển động–Công thức cộng vận tốc môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?