Tổng ôn kiến thức Chương 1 môn Hóa học 10 năm học 2019 - 2020

TỔNG ÔN KIẾN THỨC CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 - 2020

 

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Thành phần nguyên tử

Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau :

 

Proton

Nơtron

Electron

Kí hiệu

p

n

e

Khối lượng u (đvC)

1

1

0,00055

Khối lượng (kg)

1,6726.10-27

1,6748.10-27

9,1095.10-31

Điện tích nguyên tố

1+

0

1

Điện tích C (Culông)

1,602.10-19

0

1,602.10-19

Kết luận: Trong nguyên tử hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm. Tổng số proton trong hạt nhân bằng tổng số electron ở lớp vỏ. Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron.

II. Điện tích và số khối hạt nhân

1. Điện tích hạt nhân

Nguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.

Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron

Ví dụ : Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+

2. Số khối hạt nhân

A = Z + N

Ví dụ : Nguyên tử natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là :

A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị)

3. Nguyên tố hóa học

Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.

Số hiệu nguyên tử (Z) : Z = p = e

Kí hiệu nguyên tử: ZAX

Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử, X là ký hiệu hóa học của nguyên tử.

III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình

1. Đồng vị

Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).

Ví dụ : Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 12C, 13C, 14C

Các đồng vị bền có: 1 ≤ N/Z ≤ 1,524 với Z < 83 hoặc 1 ≤ N/Z ≤ 1,33 với Z ≤ 20.

2. Nguyên tử khối trung bình

Gọi  là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 ... là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%...

Ta có :      Atb = (a.A1 + b.A2 + ...) : 100     

Lưu ý : Trong các bài tập tính toán người ta thường coi nguyên tử khối bằng số khối.

IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

V. Lớp và phân lớp electron

1. Lớp electron

- Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.

- Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có giá trị n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử, có mức năng lượng thấp. Electron ở lớp có giá trị n lớn bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử hơn, có mức năng năng lượng cao. Các electron ở lớp ngoài cùng là những electron quyết định tính chất hóa học của nguyên tử.

Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.

Thứ tự và kí hiệu các lớp :

n

1

2

3

4

5

6

7

Tên lớp

K

L

M

N

O

P

Q

Tổng số electron trong một lớp là 2n2

Số thứ tự của lớp electron (n)

1

2

3

4

Kí hiệu tương ứng của lớp electron

K

L

M

N

Số electron tối đa ở lớp

2

8

18

32

2. Phân lớp electron

- Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường : s, p, d, f.

- Số obitan có trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5 và 7.

- Mỗi obitan chứa tối đa 2 electron.

- Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp.

Ví dụ : Lớp K (n = 1) chỉ có một phân lớp 1s.

Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là 2s và 2p.

Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d…

- Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron ; Phân lớp p chứa tối đa 6 electron ; Phân lớp d chứa tối đa 10 electron ; Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.

VI. Cấu hình electron trong nguyên tử

1. Mức năng lượng

Trật tự mức năng lượng : 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ...

2. Cấu hình electron

Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử :

- Xác định số electron

- Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng

- Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.

Ví dụ : Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26)

1s22s22p63s23p64s23d6                    1s22s22p63s23p63d64s2

Sắp xếp theo mức năng lượng            Cấu hình electron

3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

- Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm, vì vậy trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ gồm một nguyên tử.

- Các nguyên tử có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ H, He, B). Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương.

- Các nguyên tử có 5 đến 7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nhận thêm electron trở thành ion âm.

- Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng là các phi kim, khi chúng có số hiệu nguyên tử nhỏ như C, Si hay các kim loại như Sn, Pb khi chúng có số hiệu nguyên tử lớn.

B. BÀI TẬP

I. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT

Câu 1: Hình vẽ sau mô tả  thí nghiệm tìm ra một hạt cấu tạo nên nguyên tử.

Đó là:

A. Thí nghiệm tìm ra electron.                                B. Thí nghiệm tìm ra nơtron.

C. Thí nghiệm tìm ra proton.                                  D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là

A. Electron và nơtron                                          B. Electron và proton

C. Nơtron và proton                                            D. Electron, nơtron và proton

Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. Nơtron và proton                                           B. Electron, nơtron và proton          

C. Electron và proton                                         D. Electron và nơtron        

Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron                                                         B. electron và nơtron                     

C. proton và nơtron                                          D. proton và electron

Câu 5: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:

A. electron                 B. proton                     C. nơtron                    D. proton và nơtron

Câu 6: So sánh khối lượng của electron với khối lượng hạt nhân nguyên tử, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Khối lượng electron bằng khoảng  khối lượng của hạt nhân nguyên tử

B. Khối lượng electron bằng khối lượng của nơtron trong hạt nhân.

C. Khối lượng electron bằng khối lượng của proton trong hạt nhân.

D. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử, do đó, có thể bỏ qua trong các phép tính gần đúng.

Câu 7: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là

A. Bằng nhau                                                  

B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton

C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton                  

D. Không thể so sánh được các hạt này

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về sự chuyển động của e trong nguyên tử là đúng?

A. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình tròn.        

B. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình bầu dục.

C. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định.                       

D. tất cả đều đúng.

Câu 9: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?

A. proton                     B. nơtron                     C. electron                  D. nơtron và electron

Câu 10: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số khối                                                           B. điện tích hạt nhân                       

C. số electron                                                     D. tổng số proton và nơtron

Câu 11: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom–xơn (J.J. Thomson). Từ khi được phát hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như : năng lượng, truyền thông và thông tin...

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

A. Electron là hạt mang điện tích âm.                          

B. Electron có khối lượng 9,1095. 10–28 gam.

C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.        

D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử .

Câu 12: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :

A.  Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.

B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.

C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.

D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron.

Câu 13: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f  lần lượt là:

A. 2, 6, 8, 18                                              B. 2, 8, 18, 32     

C. 2, 4, 6, 8                                                D. 2, 6, 10, 14

Câu 14: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là

A. 5                              B. 10                           C. 6                             D. 14

Câu 15: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là  1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là

A.  20                       B.  19                             C.  39                         D.  18

Câu 16: Nguyên tử M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p5. Nguyên tử M là

A. 11Na                        B. 18Ar                              C. 17Cl                        D. 19K

Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là 

A. Ca                          B. Ba                                C. Sr                            D. Mg

Câu 18: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là  

A. 14                          B. 12                                C. 13                            D. 11

Câu 19: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Fe ?  

A. [Ar]3d64s2             B. [Ar]4s23d6                   C. [Ar]3d8                    D. [Ar]3d74s1

Câu 20: Một đồng vị của nguyên tử photpho là 32P. Nguyên tử này có số electron là:

A. 32                           B. 17                           C. 15                           D. 47

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 44 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Câu 45: Sb chứa hai đồng vị chính 121Sb và 123Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Phần trăm khối lượng của đồng vị 121Sb trong Sb2O3 (MO = 16) là

A. 62,50%            B. 25,94%                                C. 52,20%                   D. 51,89%

Câu 46:  Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng 27% về khối lượng. Phần trăm khối lư­ợng của 63Cu trong Cu2O là

A. 88,82%               B. 63%                 C. 64,29%                                             D. 32,14%

Câu 47: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu va 65Cu, trong đó 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử. Hỏi % về khối lượng của 63Cu trong Cu2S là bao nhiêu (cho S=32)?

A. 57,82             B. 75,32                            C. 79,21                D. 79,88

Câu 48: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị  Cu và Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54; của clo là 35,5. Phần trăm khối lượng của  Cu trong CuCl2

A. 12,64%          B. 26,77%                       C. 27,00%              D. 34,18%.

Câu 49: Nguyên tử khối trung bình của Br là 79,91. Brom có 2 đồng vị là  và . Phần trăm khối lượng của đồng vị trong muối NaBrO3 là                   

A. 28,53%          B. 23,85%                    C. 35,28%                   D. 32,58%

Câu 50: Nguyên tố X có 3 đồng vị là A1 chiếm 92,3%, A2 chiếm 4,7% và A3 chiếm 3%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số nơtron trong A2 nhiều hơn trong A1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,107 đvC. Vậy A1,A2,A3 lần lượt bằng

A. 29,39,31          B. 28,29,30            C. 30,31,32                        D. 29,31,33

Câu 51: Nguyên tố A có 3 đồng vị bền là A1, A2, A3. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 75. Số khối của đồng vị thứ hai (A2) bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị còn lại. Đồng vị thứ ba (A3) chiếm 11,4% và có số khối nhiều hơn đồng vị hai (A2) là 1 đơn vị.

a) Số khối của mỗi đồng vị là

A. 24, 26, 27                 B. 23, 24, 25                        C. 22, 26, 27                 D. 24, 25, 26

b) Biết nguyên tử khối trung bình của R là 24,328 đvC. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị A1, A2 lần lượt là

A. 67,8%; 20,8%            B. 20,8%; 67,8%                 C. 78,6 %; 10%           D. 10%; 78,6 %

Câu 52:  Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là

A. 13                             B. 12                                     C. 14                            D. 15

Câu 53: Một nguyên tố X có hai đồng vị có tỉ lệ nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị 1 có 44 nơtron, đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là

A. 80,22                        B. 79,92                              C. 79,56                      D. 81,32

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng ôn kiến thức Chương 1 môn Hóa học 10 năm học 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?