3 chủ đề trọng tâm về Chuyển động tròn đều môn Vật lý 10 năm 2019

3 CHỦ ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2019

 

CHỦ ĐỀ 1. CHU KÌ, TẦN SỐ, TẦN SỐ GÓC VÀ GIA TỐC

Câu 1.  (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn tâm O, bán kính R, chu kì T. Tốc độ trung bình của vật sau khi quay được n vòng có giá trị là

A. \(\frac{{2\pi R}}{T}\).                             B. \(\frac{{2\pi R}}{T}\).                           

C. \(\frac{{2\pi nR}}{T}\).                           D.0.

Câu 2. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm của nó. Hai điểm M và N nằm trên đĩa có khoảng cách đến tâm đĩa là . Tỷ số các tốc độ dài của điểm M so với của điểm N là

A.1:2.                                        B. 4:1.                               

C. 1:4.                                       D. 2:1.

Câu 3. Xem như Trái Đất chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời với bán kính quay r = 150 triệu kilômét và chu kì quay T = 365 ngày. Tìm tốc độ góc và tốc độ dài của Trái Đất xung quanh Mặt Trời ?

A. 3,98.10-7 rad/s; 59,8 km/s.                                              B. 9,96.10-8 rad/s; 14,9 km/s.

C. 1,99.10-7 rad/s; 29,9 km/s.                                              D. 3,98.10-7 rad/s; 29,9 km/s.

Câu 4. Nếu kim giây của một đồng hồ dài gấp 2 lần kim phút thì tốc độ dài của kim giây gấp bao nhiêu lần kim phút?

A. 60 lần.                                  B. 1/60 lần.                        

C. 120 lần.                         D. 1/120 lần.

Câu 5. Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất hết 27 ngày đêm. Tốc độ góc của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là

A. 9,7. 10-3 rad/s.                      B. 2,33. 106 rad/s.             

C. 2,7. 10-6 rad/s.                      D. 6,5. 10-5 rad/s.

Câu 6. Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Tốc độ góc của tàu đối với trục quay của Trái Đất là

A. 7,3.10-4 rad/s.                       B. 7,3.10-5 rad/s.               

C. 6,2.10-5 rad/s.                       D. 6,2.10-4 rad/s.

Câu 7. Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 m. Gia tốc hướng tâm của người đó là

A. 0,82 m/s2.                             B. 1,57 m/s2.                     

C. 8,2 m/s2.                               D. 29,6. 102 m/s2.

Câu 8. Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim là

A. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/16.                                        B. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 16/1.

C. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/9.                                          D. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 9/1.

Câu 9. Một đồng hồ công cộng gắn trên tháp chuông ở trung tâm thành phố có kim phút dài 1,2m và kim giờ dài 90cm. Tìm tốc độ dài của hai đầu mút hai kim đó

A. 1,57.10-3 m/s; 1,74. 10-4 m/s.                                           B. 2.,09.10-3 m/s; 1,31. 10-4 m/s.

C. 3,66.10-3 m/s; 1,31. 10-4 m/s.                                           D. 2,09.10-3 m/s; 1,90. 10-4 m/s.

Câu 10. Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa nhận giá trị nào sau đây?

A. v = 314m/s                           B. v = 31,4m/s.                 

C. v = 0,314m/s.                       D. v = 3,14m/s

Câu 11. Một bánh xe có bán kính R quay đều quanh trục. Gọi v1, T1 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R1. v2, T2 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R2 = R1/2.Tốc độ dài và chu kỳ của 2 điểm đó là

A. v1 = v2, T1 = T2                      B. v1 = 2v2, T1 = T2.          

C. v1 = 2v2, T1 = 2T2                  D. v1 = v2, T1 = 2T2

Câu 12. Trong chuyển động tự quay quanh trục của trái đất coi là chuyển động tròn đều. Bán kính trái đất 6400 km. Tốc độ dài của một điểm ở vĩ độ 450 bắc là

A. 3 km/s.                                  B. 330 m/s                        

C. 466,7 m/s.                            D. 439 m/s

Câu 13. (KSCL Yên lạc lần 3 – Vĩnh Phúc). Phạm Tuân là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trên tầu Soyuz 37, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao h = 300 km so với mặt đất với vận tốc v = 7,92 km/s. Lấy bán kính Trái Đất là 6370 km. Thời gian Phạm Tuân bay một vòng quanh Trái Đất gần nhất giá trị nào?

A. 39,1 phút.                             B. 48,1 phút.                     

C. 88,1 phút.                            D. 84,1 phút.

Câu 14. Một vệ tinh nhân tạo ở cách Trái đất 320 km chuyển động tròn đều quanh Trái đất mỗi vòng hết 4,5 giờ. Biết bán kính Trái đất R = 6380 km. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Gia tốc hướng tâm của vệ tinh bằng

A. aht = 12426 km/h2                 B. aht = 13049 km/h2         

C. aht = 623 km/h2                    D. aht = 13408 km/h2

Câu 15. Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính là 3,84.105 km và chu kì quay là 27,32 ngày. Tính gia tốc của Mặt Trăng

A. a = 2,7.10-3 m/s2                   B. a = 2,7.10-6 m/s2.          

C. a = 27.10-3 m/s2                    D. a = 7,2.10-3 m/s2.

...

---Xem tiếp nội dung câu 16-20 ở phần Xem online hoặc tải về---

CHỦ ĐỀ 2. HAI VẬT CÙNG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Câu 21. Có hai đĩa tròn, đĩa thứ nhất có diện tích S1, đĩa thứ hai có diện tích S2. Hai đĩa quay đều với cùng tốc độ góc. Gọi a1 và a2 lần lượt là gia tốc của một điểm nằm trên vành đĩa thứ nhất và đĩa thứ hai. Tỉ số \(\frac{{{a_1}}}{{{a_2}}}\) bằng

A. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\) .                                B. \(\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\).                                

C. \(\sqrt {\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}}} \).                             D.\(\sqrt {\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}} \) .

Câu 22. Hai chất điểm chuyển động tròn đều. Chất điểm (1) chuyển động với bán kính r1 thì chất điểm có tần số f1. Chất điểm (2) chuyển động với bán kính r2 thì chất điểm có tần số f2. Nếu \({r_1} = 2{r_2};3{f_2} = 2{f_1}\) thì \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) bằng

A. 1/3 .                                  B.2/9 .                                 

C. 9/8 .                                  D. 8/9.

Câu 23. Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng tốc độ dài. Chất điểm (1) có bán kính là r1 và gia tốc là 2 m/s2. Chất điểm (2) có bán kính là r2 thì gia tốc của chất điểm là 4m/s2. Chất điểm thứ (3) chuyển động với bán kính \(r = {r_1} + {r_2}\) thì gia tốc của chất điểm bằng (3) bằng

A. 6m/s2.                              B. 3m/s2.                           

C. 3/4m/s2.                           D. 4/3m/s2.    

Câu 25. Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng bán kính. Chất điểm (1) có chu kì là T1 thì gia tốc của chất điểm là 9 m/s2. Chất điểm (2)có chu kì là T2 thì gia tốc của chất điểm là 16m/s2. Chất điểm (3) chuyển động với với chu kì T thỏa mãn biểu thức \(2T = 3{T_1} + 4{T_2}\) thì gia tốc của chất điểm (3) bằng

A.0,25m/s2.                               B. 1m/s2.                           

C. 2m/s2.                            D. 0,5m/s2.

Câu 26. Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng một gia tốc. Biết bán kính của chất điểm (1)là r1 thì tốc độ dài là v1. Chất điểm thứ (2) có bán kính là r2 thì tốc độ dài là v2. Chọn hệ thức đúng?

A.  \(a = \frac{{v_1^2 + v_2^2}}{{{r_1} - {r_2}}}.\)                   B. \(a = \frac{{v_1^2 + v_2^2}}{{{r_2} - {r_1}}}\) .                   

C\(a = \frac{{v_1^2 - v_2^2}}{{{r_1} - {r_2}}}\) .                   D.  \(a = \frac{{v_1^2 - v_2^2}}{{{r_1} + {r_2}}}.\)

Câu 27. Hai chất điểm chuyển động tròn đều với gia tốc không đổi và bằng 30m/s2. Biết chất điểm thứ nhất có bán kính r1 thì tốc độ dài là v1. Chất điểm thứ hai có bán kính r2 thì tốc độ dài là v2. Nếu \(\left( {{v_1} - {v_2}} \right) = 5{\rm{m/s;}}\,\,{r_1} - {r_2} = {\rm{5m/s}}\) . Hỏi \(\left( {{v_1} + {v_2}} \right)\)  gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 25m/s.                           B. 18m/s.                          

C. 16m/s.                           D. 20m/s.

Câu 28. Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng một gia tốc. Biết chất điểm(1) có bán kính quỹ đạo là r1 và tốc độ dài là v1. Chất điểm (2) có bán kính là r2 và tốc độ dài là 10m/s. Biết \({r_2} = 4{r_1}\) . Giá trị của v1

A. 10m/s.                           B. 20m/s.                          

C. 15m/s.                           D. 5m/s.

CHỦ ĐỀ 3. THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Câu 29. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R với chu kì T ngược chiều kim đồng hồ. Gọi M là hình chiếu của chất điểm lên một đường thẳng đi qua tâm O và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của chất điểm. Tính thời gian ngắn nhất kể từ khi M cách O đoạn \(\frac{{R\sqrt 3 }}{2}\) đến khi M cách O đoạn 0,5R.

A. \(\frac{T}{4}\).                                        

B. \(\frac{T}{12}\).                                    

C. \(\frac{T}{6}\).                                

D. \(\frac{T}{24}\).          

Câu 30. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một chất điểm M chuyển động đều ngược chiều kim đồng hồ trên đường tròn tâm O bán kính R = 10cm. Cứ sau 0,5 s M lại đi hết một vòng. Gắn trục tọa độ Ox nằm ngang, chiều dương hướng sang phải, trùng với đường kính đường tròn. Gọi M’ là hình chiếu vuông góc của M xuống Ox. Tại thời điểm t = 0, chất điểm ở vị trí mà hình chiếu M’ có tọa độ - 10cm. Hỏi thời điểm đầu tiên M’ qua tọa độ 5cm theo chiều âm trục Ox ?

A. 1/3s.                                        B.  4/3s.                               

C. 1/6s.                                        D.  2/3s.

Câu 31. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 15h00’ (15 giờ đúng) đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau gần đúng là

A. 18,16 phút.                           B. 17,32 phút.                   

C. 15,00 phút.                   D. 16,36 phút.

Câu 32. (Trích bài số 9 SGK VL 10 CB trang 11). Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?

A.654,55s.                                 B. 736,36s.                        C.409,09s.                                 D. 600s.

Câu 33. Một sợi dây không dãn dài l = 1m, một đầu giữ cố định ở O cách mặt đất 25m còn đầu kia buộc vào viên bi. Cho viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ góc \(\omega = 20\)rad/s. Khi dây nằm ngang và vật đi xuống thì dây đứt. Lấy \(g = 10m{\rm{/}}{{\rm{s}}^2}\). Thời gian để viên bi chạm đất kể từ lúc dây đứt và vận tốc viên bi lúc chạm đất là

A. t = 0,5s. và v = 36m/s.          B. t = 0,8s và v = 36m/s.

C. t = 1s và v = 30m/s.              D. t = 1,5s và v = 40m/s.

Câu 34. (Kiểm tra 1 tiết chuyên QH Huế 2018-2019). Hai vật m1 và m2 chuyển động tròn đều tại cùng một vị trí trên cùng một quỹ đạo tròn có bán kính r =10cm theo hai chiều ngược nhau. Hai vật gặp nhau đầu tiên sau khi vật m1đi được quãng đường s1=7,85cm. Gọi a1và a2 lần lượt là độ lớn gia tốc của vật m1và m2. Tỉ số a2/a1 bằng

A.64,0.                                      B. 7,0.                               

D. 13,3.                                     D. 49,0.

 

---Nội dung đầy đủ và chi tiết của 3 chủ đề trọng tâm về Chuyển động tròn đều môn Vật lý 10 năm 2019 các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 3 chủ đề trọng tâm về Chuyển động tròn đều môn Vật lý 10 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?