Cơ Sở Lý Thuyết Về Gia Tốc Hướng Tâm Trong Chuyển Động Tròn Đều Môn Vật Lý 10
1) Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều :
+ Véc-tơ gia tốc \(\overrightarrow a \) của chuyển động tròn đều cũng được xác định bằng công thức : \(\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\) ( \(\Delta t\) rất nhỏ ).
+ Có thể chứng minh được rằng trong chuyển động tròn đều, do các véc-tơ \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) đều tiếp tuyến với quỹ đạo và có độ lớn bằng nhau nên \(\Delta \overrightarrow v = \overrightarrow {{v_2}} - \overrightarrow {{v_1}} \) luôn hướng vào tâm đường tròn. Do đó, trong chuyển động tròn đều, véc-tơ gia tốc vuông góc với vận tốc \(\overrightarrow v\) và hướng vào tâm đường tròn. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vận tốc nhưng không làm thay đổi độ lớn của vận tốc và được gọi là gia tốc hướng tâm, kí hiệu \(\overrightarrow {{a_{ht}}} \).
+ Trong chuyển động tròn đều, véctơ gia tốc vuông góc với véctơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và hướng vào tâm đường tròn. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của véctơ vận tốc và được gọi là véctơ gia tốc hướng tâm, kí hiệu : \(\overrightarrow {{a_{ht}}} \).
2) Độ lớn của gia tốc hướng tâm :
Công thức tính gia tốc hướng tâm là : \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = r{\omega ^2}\)
Trong đó :
+ \({a_{ht}}\) (m/s2): là gia tốc hướng tâm.
+ r (m): là bán kính quỹ đạo tròn.
+ v (m/s): là tốc độ dài.
+\(\omega \) (rad/s): là tốc độ góc.
3) Các phương trình tọa độ của chuyển động tròn đều có thể được viết dưới dạng :
\(s = {s_0} + v(t - {t_0})\) hoặc \(\varphi = {\varphi _0} + \omega (t - {t_0})\) ( dạng tọa độ góc )
4) Các chu kỳ đặc biệt cần nhớ :
- Các đặc điểm của chuyển động tròn đều :
+ Tốc độ dài và tốc độ góc luôn không đổi : v = const ; \(\omega \) = const.
+ Cần nhớ chu kỳ quay của một số vật đặc biệt : Các kim của đồng hồ , chu kì của kim giờ : Th = 12 h; của kim phút : Tph = 1h = 60 phút ; của kim giây : T = 1 phút = 60 s ) ; Trái Đất quay quanh Mặt Trời với chu kì TĐ-T = 365 (ngày đêm), Trái Đất quay quanh trục của nó :TĐất = 1 ngày đêm; Mặt Trăng quay quanh Trái Đất : Ttrăng – Đất = 27,3 (ngày đêm ) ,…
+ Chu kì của trái đất : T = 24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây.
- Chu kì của các kim đồng hồ :
+ Kim giờ : Tgiờ = 12h = 12.60 phút = 12.60.60 giây.
+ Kim phút : Tphút = 1h = 60 phút = 3600 giây.
+ Kim giây : Tgiây = 1 phút = 60 giây
5) Kim giờ và kim phút trùng nhau
6) Chuyển động tròn đều của vệ tinh nhân tạo
7) Chuyển động tròn đều của một điểm trên vĩ độ
...
---Để xem tiếp nội dung Cơ sở lý thuyết về Gia tốc hướng tâm trong Chuyển động tròn đều môn Vật Lý 10 các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Cơ sở lý thuyết về Gia tốc hướng tâm trong Chuyển động tròn đều môn Vật Lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Phương pháp giải và phân loại bài tập về Lực đàn hồi môn Vật lý 10
-
Cơ sở lý thuyết về Định luật I Newton - Định luật Quán Tính môn Vật lý 10
-
Tóm tắt lý thuyết và phân loại bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
Chúc các em học tập tốt !