Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp trong Chuyển động thẳng biến đổi đều

BÀI TOÁN GẶP NHAU CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

     - Lập phương trình toạ độ của mỗi chuyển động:

\(\begin{array}{l} {x_1} = {x_{02}} + {v_{02}}t + \frac{{{a_1}t_{}^2}}{2}\\ {x_2} = {x_{02}} + {v_{02}}t + \frac{{{a_1}t_{}^2}}{2} \end{array}\)

     - Khi hai chuyển động gặp nhau: x1 = x2. Giải phương trình này để đưa ra các ẩn của bài toán.

     Khoảng cách giữa hai chất điểm tại thời điểm t:  \(d = \left| {{x_1} - {x_2}} \right|\)

I. Một số bài toán thường gặp:

     Bài toán 1: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường s1và s2 trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là t. Xác định vận tốc đầu và gia tốc của vật.

     Giải hệ phương trình:  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{s_1} = {v_0}{t_{}} + \frac{{at_{}^2}}{2}}\\ {{s_1} + {s_2} = 2{v_0}t + 2a{t^2}} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{v_0}}\\ a \end{array}} \right.\)

     Bài toán 2: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được quãng đường s1 thì vật đạt vận tốc v1. Tính vận tốc của vật khi đi được quãng đường s2 kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.

\({v_2} = {v_1}\sqrt {\frac{{{s_2}}}{{{s_1}}}} \)

     Bài toán 3: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu:

     - Cho gia tốc a thì quãng đường vật đi được trong giây thứ n: \(\Delta s = na - \frac{a}{2}\)

     - Cho quãng đường vật đi được trong giây thứ n thì gia tốc xác định bởi:  \(a = \frac{{\Delta s}}{{n - \frac{1}{2}}}\)

     Bài toán 4: Một vật đang chuyển động với vận tốc v0 thì chuyển động chầm dần đều:

     - Nếu cho gia tốc a thì quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn:  \(s = \frac{{ - v_0^2}}{{2a}}\)

     - Cho quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn s, thì gia tốc: \(a = \frac{{ - v_0^2}}{{2s}}\)

     - Cho a thì thời gian chuyển động: t = \(\frac{{ - {v_0}}}{a}\)

     - Nếu cho gia tốc a, quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng:   \(\Delta s = {v_0} + na - \frac{a}{2}\)

     - Nếu cho quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là , thì gia tốc: \(a = \frac{{\Delta s}}{{n - \frac{1}{2}}}\)

II. Đề trắc nghiệm tổng hợp:

Bài 1: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:

     A. v luôn dương.                                                          B. a luôn dương.

     C. a luôn cùng dấu với v.                                            D. a luôn ngược dấu với v.

Bài 3: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?

     A. 360s                              B. 100s                              C. 300s                              D. 200s

Bài 4: Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?

     A. 500m                             B. 50m                               C. 25m                               D. 100m

Bài 5: Một đồn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là?

A. a = 0,5m/s2, s = 100m.

B. a = -0,5m/s2, s = 110m.

C. a = -0,5m/s2, s = 100m.                                          

D. a = -0,7m/s2, s = 200m.

Bài 7: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như hình bên.

 Công thức vận tốc và công thức đường đi của vật là:

     B. v= 20 + t      ; s =20t + t2/2.

     C. v= 20 – t      ; s=20t – t2/2.

     D. v= 40 - 2t     ; s = 40t – t2.

Bài 8: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s2 thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là:

     A. 0,7 m/s2; 38m/s.            B. 0,2 m/s2; 8m/s.

     C. 1,4 m/s2; 66m/s.            D. 0,2m/s2; 18m/s.

Bài 9: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2m/s, gia tốc 4m/s2:

     A. Vận tốc của vật sau 2s là 8m/s                                B. Đường đi sau 5s là 60 m

     C. Vật đạt vận tốc 20m/s sau 4 s                                 D. Sau khi đi được 10 m, vận tốc của vật là 64m/s

Bài 10: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình:  với x tính bằng mét, t tính bằng giây. I. Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm:

A. 0,4m/s2; 6m/s                 B. -0,4m/s2; 6m/s               

C. 0,5m/s2; 5m/s                 D. -0,2m/s2; 6m/s

Bài 11: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng tốc và chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường 1km thì ô tô đạt được tốc độ 60km/h:

A. 0,05m/s2                        B. 1m/s2                                      

C. 0,0772m/s2                          D. 10m/s2

Bài 12: Một tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40km/h.

I. Quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó là:

A. 500m                             B. 1000/3m                       

C. 1200m                           D. 2000/3m

II. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu tàu sẽ đạt tốc độ 60km/h

A. 2min                              B. 0,5min                          

C. 1min                              D. 1,5min

Bài 13: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại:

I. Gia tốc của đoàn tàu là:

A. 2,5m/s2                                  B. -2,5m/s2                                

C. 5,09m/s2                                D. 4,1m/s2

II. Thời gian hãm phanh là:

     A. 3s                 B. 4s                         C. 5s                                  D. 6s

Bài 14: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:

     A. 23s                     B. 26s                        C. 30s                       D. 34s

Bài 15: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều sau 10s vận tốc giảm xuống còn 15m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu thì tàu dừng hẳn:

     A. 30s                   B. 40s                       C. 50s                          D. 60s

 

--Để xem tiếp nội dung Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp trong Chuyển động thẳng biến đổi đều, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải 1 số bài toán thường gặp trong Chuyển động thẳng biến đổi đều. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?