Bài tập nâng cao ôn thi HSG môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019

BÀI TẬP HÓA 10 NÂNG CAO ÔN THI HSG HÓA 10 NĂM HỌC 2018 - 2019

 

Câu 1: Nguyên tố Y có Z = 7. Số electron p của nguyên tử nguyên tố Y (ở trạng thái cơ bản) là

A. 7.                                 B. 6.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 2: Cho các nguyên tử sau: \({}_8^{16}{\rm{X}},{}_9^{18}Y,{}_8^{17}{\rm{Z}},{}_4^8T,{}_8^{18}{\rm{M}}\) , số nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

A. 5.                                 B. 3.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 3: Các hạt cơ bản cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. nơtron, electron.                                                 B. proton, nơtron.

C. proton, electron.                                                  D. proton, nơtron, electron.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X (ở trạng thái cơ bản) có 4 lớp electron và có 8 electron ở phân mức năng lượng cao nhất. X là nguyên tố

A. s.                                 B. p.                                 C. d.                                D. f.

Câu 5: Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Số lớp electron (có chứa electron) của X (ở trạng thái cơ bản) là

A. 5.                                 B. 3.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 6: Kí hiệu nguyên tử \({}_6^{12}{\rm{C}}\) cho biết

A. trong hạt nhân của nguyên tử C có 6 nơtron.     B. số khối của hạt nhân nguyên tử C là 18.

C. điện tích hạt nhân của nguyên tử C là 6.            D. số hiệu nguyên tử của nguyên tố C là 12.

Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p4. Số hạt mang điện của nguyên tử X là

A. 17.                               B. 8.                                 C. 16.                               D. 18.

Câu 8: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có thể khác nhau về

A. số nơtron.                                                            B. số electron.          

C. số proton.                                                            D. số hiệu nguyên tử.

Câu 9: Nguyên tử nguyên tố natri có 11 proton và có số khối là 23. Kí hiệu nguyên tử natri là

A. \(_{11}^{22}{\rm{Na}}\)                         

B. \(_{11}^{12}{\rm{Na}}\)                        

C. \(_{23}^{11}{\rm{Na}}\)                        

D. \(_{11}^{23}{\rm{Na}}\)  

Câu 10: Số electron tối đa có trong lớp L là

A. 8.                            B. 2.                            C. 18.                           D. 32.

Câu 11: Cấu hình electron nguyên tử có (Z=13) là 1s22s22p63s23p1. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.                       B. Lớp thứ 2 (lớp L) có 8 electron.

C. Lớp thứ ba có 3 (lớp M) electron.                          D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

Câu 12: Các nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ B, H, He) là nguyên tử của các nguyên tố

A. khí hiếm.                                                             B. phi kim.

C. phi kim hoặc khí hiếm.                                        D. kim loại.

Câu 13: Hạt cơ bản nào sau đây trong nguyên tử mang điện tích dương?

A. Electron.                     B. Proton.                        C. Nơtron và proton.       D. Proton và electron.

Câu 14: Hạt nhân nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4. Hạt nhân nguyên tử X có số nơtron bằng số proton. Phân tử MX3 có tổng số proton là 48, trong đó M chiếm 52% về khối lượng. Số hiệu nguyên tử của M và X lần lượt là

A. 16 và 8.                       B. 24 và 8.                       C. 26 và 9.                       D. 24 và 17.

Câu 15: Brom có hai đồng vị là \({}_{{\rm{35}}}^{81}{\rm{Br}}\) và \({}_{{\rm{35}}}^x{\rm{Br}}\) . Trong đó, đồng vị \({}_{{\rm{35}}}^{81}{\rm{Br}}\) chiếm 49,31% số nguyên tử, còn lại là \({}_{{\rm{35}}}^x{\rm{Br}}\) . Biết rằng nguyên tử khối trung bình của brom là 80. Giá trị của x gần nhất với

A. 79.                               B. 78.                               C. 82.                               D. 77.

Câu 16: Nguyên tố Mg có 3 đồng vị với phần trăm số nguyên tử tương ứng như sau: 24Mg (79%), 25Mg (10%), 26Mg (11%). Thành phần % khối lượng đồng vị 24Mg trong hợp chất MgCl2 là (cho Cl = 35,5)

A. 26,27%.                      B. 17,65%.                       C. 25,26%.                      D. 19,89%.

Câu 17: Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố phụ thuộc vào nguyên tử khối của các đồng vị của nó và phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. Bo có 2 đồng vị là \(_5^{11}Bo\) và \(_5^{10}Bo\)  với thành phần phần trăm về số nguyên tử của  \(_5^{11}Bo\) là 81%. Nguyên tử khối trung bình của Bo là

A. 10,71.                          B. 10,19.                          C. 10,81.                          D. 10,82.

Câu 18: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử Y là 36. Hạt nhân của Y có số proton bằng số nơtron. Số hạt mang điện tích dương của nguyên tử Y là

A. 12.                               B. 36.                               C. 24.                               D. 18.

Câu 19: Khối lượng của 9,0345.1023 phân tử nitơ là (cho N = 14, NA= 6,023.1023)

A. 21,0 gam.                    B. 10,5 gam.                    C. 42,0 gam.                    D. 52,5 gam.

Câu 20: Số hạt electron có trong 0,1 mol S (Z = 16) là (cho NA = 6,023.1023)

A. 7,7706.1025.                B. 9,6368.1023.                C. 6,1070.1023.                D. 1,9274.1024.

Câu 21: Hợp chất khí của R với hiđro có công thức phân tử là RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố R, oxi chiếm 56,34% về khối lượng. Tổng số electron p trong nguyên tử nguyên tố R là

A. 9.                                B. 5.                                    C. 3.                                    D. 6.

Câu 22: Cho cấu hình electron của nguyên tố M như sau: 1s22s22p63s23p63dx4s2. M thuộc chu kì 4, nhóm IIB trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, x có thể có giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. 0.                                B. 1.                                    C. 2.                                    D. 10.

Câu 23: Cho các ion sau: Ca2+, K+ ,S2- ,Cl- . Bán kính của chúng được xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Ca2+ > K+ > S2- > Cl-.                                             B. S2- > Cl- > Ca2+ > K+ .

C. Cl- > Ca2+ > K+ > S2-.                                             D. S2- > Cl- > K+ > Ca2+.

Câu 24: Nguyên tử nguyên tố X có 4 lớp electron với tổng số electron ở các phân lớp s là 7 và lớp M có 8 electron. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 10. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y là

A. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^1}\)                                  

B. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^1}\)

C. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}3{d^{10}}.\)                                   

D. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}4{p^5}.\)

Câu 25: Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị, thành phần phần trăm đồng vị \({}_{{\rm{44}}}^{{\rm{107}}}{\rm{Ag}}\) là 56%. Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88.

A. 108.                            B. 110.                                C. 107.                                D. 109.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tập nâng cao HSG môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019 đề xem thêm nhiều tài liệu hay, hữu ích các em vui lòng truy cập vào Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!

Các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?