Chuyên đề Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc Vật lý 10

CHUYÊN ĐỀ

TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG.

CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC VẬT LÝ 10

I- TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG

1) Tính tương đối của quỹ đạo :

Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối

2) Tính tương đối của vận tốc :

Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối.

Ví dụ : Một hành khách đang ngồi yên trong một toa tàu chuyển động với vận tốc 40 km/h. Đối với toa tàu thì vận tốc của người đó bằng không (người ấy ngồi yên). Đối với người đứng dưới đường thì hành khách đó đang chuyển động với vận tốc 40 km/h cùng với toa tàu.

II- CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

1) Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động :

- Một chiếc thuyền đang chạy trên một dòng sông. Ta sẽ xét chuyển động của thuyền trong hai hệ quy chiếu :

+ Hệ quy chiếu (xOy) gắn với bờ sông như hệ quy chiếu đứng yên.

+ Hệ quy chiếu (x’O’y’) gắn với một vật trôi theo dòng nước là hệ quy chiếu chuyển động.

2) Công thức cộng vận tốc :

a) Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều :

- Thuyền chạy xuôi dòng nước :

+ Gọi \({\vec v_{tb}}\) là vận tốc của thuyền đối với bờ, tức là đối với hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc này gọi là vận tốc tuyệt đối.

+ Gọi \({\vec v_{t/n}}\) là vận tốc của thuyền đối với nước, tức là đối với hệ quy chiếu chuyển động. Vận tốc này gọi là vận tốc tương đối.

+ Gọi \({\vec v_{n/b}}\) là vận tốc của nước đối với bờ. Đó là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc này gọi là vận tốc kéo theo.

- Ta có : \({\vec v_{t/b}} = {\vec v_{t/n}} + {\vec v_{n/b}}\)

 hay  \({\vec v_{1,3}} = {\vec v_{1,2}} + {\vec v_{2,3}}\)

Trong đó :

Số (1) ứng với vật chuyển động ;

số (2) ứng với hệ quy chiếu chuyển động ;

số (3) ứng với hệ quy chiếu đứng yên.

Ví dụ : Thuyền chạy xuôi dòng nước

Gọi

     + Thuyền là vật 1 (vật chuyển động).

     + Nước là vật 2 (ứng với hệ quy chiếu chuyển động).

     + Bờ sông là vật 3 (ứng với hệ quy chiếu đứng yên).

     + \({\vec v_{t/b}} = {\vec v_{13}}\) : là vận tốc tuyệt đối (là vận tốc của thuyền đối với bờ, tức là đối với hệ quy chiếu đứng yên).

     + \({\vec v_{t/n}} = {\vec v_{12}}\): là vận tốc tương đối (là vận tốc của thuyền đối với nước, tức là đối với hệ quy chiếu chuyển động).

     + \({\vec v_{n/b}} = {\vec v_{23}}\): là vận tốc kéo theo (là vận tốc của nước đối với bờ, tức là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên).

Ta có :  \({\vec v_{t/b}} = {\vec v_{t/n}} + {\vec v_{n/b}}\)

     Hay  \({\vec v_{13}} = {\vec v_{12}} + {\vec v_{23}}\)

+ Vì \({\vec v_{12}} \uparrow \uparrow {\vec v_{23}}\) (cùng chiều) nên \({\vec v_{t/b}} = {\vec v_{13}}\)  có độ lớn lớn nhất. 

\( \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

b) Trường hợp vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo :

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc Vật lý 10, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc Vật lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?