TỔNG ÔN CHỦ ĐỀ LỰC HẤP DẪN
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. Lực hấp dẫn
- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
II. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Định luật:
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2. Công thức:
Fhd = G\(\frac{m_{1}m_{2}}{r^{2}}\)
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm,
r là khoảng cách giữa chúng;
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.
3. Điều kiện áp dụng định luật
- Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng, khi đó 2 vật được coi là 2 chất điểm.
- Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.
III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
- Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
- Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi đó là trọng tâm của vật.
- Độ lớn của trọng lực tính như sau:
P = G \(\frac{mM}{(R + h)^{2}}\)
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất
h là độ cao của vật so với mặt đất (m)
- Ta cũng có P = mg nên gia tốc rơi tự do:
g = \(\frac{GM}{(R + h)^{2}}\)
Nếu vật ở gần mặt đất (h<
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 2. Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. \(g=GM/{{R}^{2}}\).
B. \(g=GM/{{\left( R+h \right)}^{2}}\).
C. \(g=GMm/{{R}^{2}}\)
D. \(g=GMm/{{\left( R+h \right)}^{2}}\)
Câu 3. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây?
A. Trọng lực của một vật được xem gần đúng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
B. Trọng lực có chiều hướng về phía Trái Đất.
C. Trọng lực của một vật giảm khi đưa vật lên cao hoặc đưa vật từ cực bắc trở về xích đạo.
D. Trên Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ có thể nhảy lên rất cao so với khi nhảy ở Trái Đất vì ở đó khối lượng và trọng lượng của nhà du hành giảm.
Câu 4. Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. giảm đi 8 lần.
B. giảm đi một nửa.
C. giữ nguyên như cũ.
D. tăng gấp đôi.
Câu 5. Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
A. kgm/s2
B. Nm2/kg2
C. m/s2
D. Nm/s
Câu 6. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn:
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. bằng trọng lượng của hòn đá.
D. bằng 0.
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng. Cho hai quả cầu đồng chất có cùng bán kính. Nếu bán kính của hai quả cầu này và khoảng cách giữa chúng giảm đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Tăng bốn lần
C. Giảm 4 lần
D. Giảm 16 lần
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là hai lực
A. cân bằng
B. trực đối
C. cùng phương cùng chiều
D. có phương không trùng nhau
Câu 9. Nếu bỏ qua lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất, thì lực gấp dẫn do một vật ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất có độ lớn
A. nhỏ hơn trọng lượng của vật
B. lớn hơn trọng lượng của vật
C. bằng trọng lượng của vật
D. bằng không
Câu 10. Một quả cam khối lượng m ở tại nơi có gia tốc g. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg.
B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn hơn.
Câu 11. Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực
A. tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
B. tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
C. tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Câu 12. Trọng lực là
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật
B. Lực hút giữa hai vật bất kì
C. Trường hợp riêng của lực hấp dẫn
D. Câu A,C đúng
Câu 13. Chọn câu trả lời đúng. Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ
A. Định luật I Niutơn
B. Định luật II Niutơn
C. Định luật III Niutơn
D. Định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 14. Chọn câu sai?
A. trọng lực của vật là sức hút của Trái Đất lên vật.
B. Trọng lượng của vật là tổng hợp của trọng lực và lực quán tính
C. Trọng lượng của vật có thể tăng hoặc giảm.
D. Trọng lực luôn hướng xuống và có độ lớn P = mg.
Câu 15. Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ
A. nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống
B. bằng gia tốc của hòn đá ném xuống
C. giảm dần
D. bằng không khi lên cao tối đa
Câu 16. Lực hấp dẫn giữa hai vật
A. giảm đi hai lần khi khoảng cách tăng hai lần.
B. tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng hai lần
C. có hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.1011 N/kg2 trên mặt đất
D. có hằng số G của các hành tinh càng gần Mặt Trời thì có giá trị càng lớn
Câu 17. Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn giữa hai vật?
A. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khoảng cách giảm đi một nửa
B. Lực hấp dẫn không đổi khi khối lượng một vật tăng gấp đôi còn khối lượng vật kia giảm còn một nửa
C. Rất hiếm khi lực hấp dẫn là lực đẩy
D. Hằng số hấp dẫn có giá trị như nhau ở cả trên mặt Trái Đất và trên Mặt Trăng
Câu 18. Khi khối lượng hai vật đều tăng gấp đôi, còn khoảng cách giữa chúng tăng gấp ba thì độ lớn lực hấp dẫn sẽ
A. không đổi
B. giảm còn một nửa
C. tăng 2,25 lần
D.giảm 2,25 lần .
Câu 19. Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu, để lực hút tăng 6 lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng √6 lần
C. Giảm 6 lần
D. Giảm √6 lần .
Câu 20. Khối lượng Trái Đất bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng. Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn 6400 lần.
C. Lớn hơn 80 lần
D. Nhỏ hơn 80 lần
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | A | A | D | C | B | C | D | B | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | B | D | B | B | B | B | C | D | D | A |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Lực hấp dẫn môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.