LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ LỰC HẤP DẪN - ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
I. LÝ THUYẾT
1. Lực hấp dẫn
- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời
2. Định luật vạn vật hấp dẫn
a) Định luật
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
b) Hệ thức
\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Trong đó:
m1 và m2 là khối lượng của hai chất điểm (kg)
r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
Fhd là độ lớn lực hấp dẫn (N)
G là hằng số hấp dẫn có giá trị là 6,67.10-11 N.m2/kg2
c) Các trường hợp áp dụng định luật
- Hai vật là hai chất điểm.
- Hai vật đồng chất hình cầu với khoảng cách giữa chúng được tính từ tâm vật này đến tâm vật kia.
3. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
- Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
- Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt, gọi là trọng tâm của vật.
- Độ lớn của trọng lực (trọng lượng):
\(P = G\frac{{mM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
h là độ cao của vật so với mặt đất (m)
M và R lần lượt là khối lượng và bán kính của Trái Đất
- Gia tốc rơi tự do:
\(g = \frac{{GM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
- Nếu vật ở gần mặt đất (h << R):
\(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.
B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.
C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.
D. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.
Câu 2: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 3: Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Gọi M là khối lượng Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn và R là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:
A. g = GM/(R+h)2
B. g = GmM/R2
C. g = GM/(R+h)
D. g = GM/R2
Câu 4: Một viên đá đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá có giá trị
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. bằng trọng lượng của hòn đá
D. bằng 0.
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!