TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN HOÁ HỌC THCS
Các khái niệm:
1. Vật thể, chất.
- Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
- Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.
- Tính chất vật lý: Trạng thái (R,L,K), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (t0s), nhiệt độ nóng chảy (t0nc), khối lợng riêng (d)…
- Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác…
2. Hỗn hợp và chất tinh khiết.
- Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp đợc gọi là 1 chất thành phần.
- Hỗn hợp gồm có 2 loại: hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lợng và số lợng chất thành phần.
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.
- Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu đợc các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ngời ta có thể sử dụng các phơng pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chng cất, dùng các phản ứng hoá học…
3. Nguyên tử.
a. Định nghĩa: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất
b. Cấu tạo: gồm 2 phần
- Hạt nhân: tạo bởi 2 loại hạt: Proton và Nơtron
+ Proton: Mang điện tích +1, có khối lợng 1 đvC, ký hiệu: P
+ Nơtron: Không mang điện, có khối lợng 1 đvC, ký hiệu: N
- Vỏ: cấu tạo từ các lớp Electron
+ Electron: Mang điện tích -1, có khối lợng không đáng kể, ký hiệu: e
Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2,3,4… tạm thời có tối đa 8e
Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lợng rất nhỏ)
4. Nguyên tố hoá học.
Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân
Những nguyên tử có cùng số P nhng số N khác nhau gọi là đồng vị của nhau
5. Hoá trị.
Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử
Quy tắc hoá trị:
\(A_x^aB_y^b\) ta có: a.x = b.y
(với a, b lần lợt là hoá trị của nguyên tố A và B)
So sánh đơn chất và hợp chất
| ĐƠN CHẤT | HỢP CHẤT |
VD | Sắt, đồng, oxi, nitơ, than chì… | Nớc, muối ăn, đờng… |
K/N | Là những chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên | Là những chất do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học cấu tạo nên |
Phân loại | Gồm 2 loại: Kim loại và phi kim. | Gồm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ |
Phân tử (hạt đại diện) | - Gồm 1 nguyên tử: kim loại và phi kim rắn - Gồm các nguyên tử cùng loại: Phi kim lỏng và khí | - Gồm các nguyên tử khác loại thuộc các nguyên tố hoá học khác nhau |
CTHH | - Kim loại và phi kim rắn: CTHH º KHHH (A) - Phi kim lỏng và khí: CTHH = KHHH + chỉ số (Ax) | CTHH = KHHH của các nguyên tố + các chỉ số tơng ứng AxBy |
So sánh nguyên tử và phân tử
| NGUYÊN TỬ | PHÂN TỬ |
Định nghĩa | Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất | Là hạt vô cùng nhỏ, đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất |
Sự biến đổi trong phản ứng hoá học. | Nguyên tử được bảo toàn trong các phản ứng hoá học. | Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác |
Khối lợng | Nguyên tử khối (NTK) cho biết độ nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử và là đại lượng đặc trng cho mỗi nguyên tố NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon | Phân tử khối (PTK) là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị Cacbon PTK = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. |
ÁP DỤNG QUY TẮC HOÁ TRỊ
1. Tính hoá trị của 1 nguyên tố
Gọi hoá trị của nguyên tố cần tìm (là a)
Áp dụng QTHT: a.x = b.y đ a = b.y/x
2. Lập CTHH của hợp chất.
Gọi công thức chung cần lập
Áp dụng QTHT: a.x = b.y → \(\frac{x}{y) = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\]
*** Có thể dùng quy tắc chéo để lập nhanh 1 CTHH: Trong CTHH, hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia.
Lu ý: Khi các hoá trị cha tối giản thì cần tối giản trớc
6. Phản ứng hoá học.
Là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Chất bị biến đổi gọi là chất tham gia, chất đợc tạo thành gọi là sản phẩm
Đợc biểu diễn bằng sơ đồ:
A + B → C + D đọc là: A tác dụng với B tạo thành C và D
A + B → C đọc là A kết hợp với B tạo thành C
A → C + D đọc là A bị phân huỷ thành C và D
| OXIT | AXIT | BAZƠ | MUỐI |
ĐỊNH NGHĨA | Là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác | Là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit | Là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm OH | Là hợp chất mà phân tử gồm kim loại liên kết với gốc axit. |
CTHH | Gọi nguyên tố trong oxit là A hoá trị n. CTHH là: - A2On nếu n lẻ - AOn/2 nếu n chẵn | Gọi gốc axit là B có hoá trị n. CTHH là: HnB | Gọi kim loại là M có hoá trị n CTHH là: M(OH)n | Gọi kim loại là M, gốc axit là B CTHH là: MxBy |
TÊN GỌI | Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit Lu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị. Khi phi kim có nhiều hoá trị thì kèm tiếp đầu ngữ. | - Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hidric - Axit có ít oxi: Axit + tên phi kim + ơ (rơ) - Axit có nhiều oxi: Axit + tên phi kim + ic (ric) | Tên bazơ = Tên kim loại + hidroxit Lu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị. | Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit Lu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị. |
TCHH | 1. Tác dụng với nước - Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd Axit - Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd Bazơ 2. Oxax + dd Bazơ tạo thành muối và nước 3. Oxbz + dd Axit tạo thành muối và nước 4. Oxax + Oxbz tạo thành muối | 1. Làm quỳ tím → đỏ hồng 2. Tác dụng với Bazơ → Muối và nớc 3. Tác dụng với oxit bazơ → muối và nước 4. Tác dụng với kim loại → muối và Hidro 5. Tác dụng với muối → muối mới và axit mới | 1. Tác dụng với axit → muối và nước 2. dd Kiềm làm đổi màu chất chỉ thị - Làm quỳ tím → xanh - Làm dd phenolphtalein không màu → hồng 3. dd Kiềm tác dụng với oxax → muối và nước 4. dd Kiềm + dd muối → Muối + Bazơ 5. Bazơ không tan bị nhiệt phân → oxit + nước | 1. Tác dụng với axit→ muối mới + axit mới 2. dd muối + dd Kiềm → muối mới + bazơ mới 3. dd muối + Kim loại → Muối mới + kim loại mới 4. dd muối + dd muối → 2 muối mới 5. Một số muối bị nhiệt phân |
Luư ý | - Oxit lỡng tính có thể tác dụng với cả dd axit và dd | - HNO3, H2SO4 đặc có các tính chất riêng | - Bazơ lỡng tính có thể tác dụng với cả dd axit và | - Muối axit có thể phản ứng nh 1 axit |
SO SÁNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
* Giống:
- Đều có các tính chất chung của kim loại.
- Đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội
* Khác:
Tính chất | Al (NTK = 27) | Fe (NTK = 56) |
Tính chất vật lý | - Kim loại màu trắng, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện nhiệt tốt.
- t0nc = 6600C - Là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng, dẻo. | - Kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện nhiệt kém hơn Nhôm. - t0nc = 15390C - Là kim loại nặng, dẻo nên dễ rèn. |
Tác dụng với phi kim | 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 2Al + 3S → Al2S3 | 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 Fe + S → FeS |
Tác dụng với axit | 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 | Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 |
Tác dụng với dd muối | 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe | Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag |
Tác dụng với dd Kiềm | 2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2 | Không phản ứng |
Hợp chất | - Al2O3 có tính lưỡng tính Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O - Al(OH)3 kết tủa dạng keo, là hợp chất lưỡng tính
| - FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazơ Fe(OH)2 màu trắng xanh Fe(OH)3 màu nâu đỏ |
Kết luận | - Nhôm là kim loại lỡng tính, có thể tác dụng với cả dd Axit và dd Kiềm. Trong các phản ứng hoá học, Nhôm thể hiện hoá trị III | - Sắt thể hiện 2 hoá trị: II, III + Tác dụng với axit thông thờng, với phi kim yếu, với dd muối: II + Tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dd HNO3, với phi kim mạnh: III |
Gang và thép
| Gang | Thép |
Đ/N | - Gang là hợp kim của Sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố khác nh Mn, Si, S… (%C=2á5%) | - Thép là hợp kim của Sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố khác (%C<2%) |
Sản xuất | C + O2 → CO2 CO2 + C → 2CO 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 4CO + Fe3O4 →3Fe + 4CO2 CaO + SiO2 → CaSiO3 | 2Fe + O2 → 2FeO FeO + C → Fe + CO FeO + Mn → Fe + MnO 2FeO + Si → 2Fe + SiO2 |
Tính chất | Cứng, giòn… | Cứng, đàn hồi… |
...
---Để xem tiếp nội dung Tổng hợp kiến thức cơ bản môn Hóa học THCS năm 2019-2020, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng hợp kiến thức cơ bản môn Hóa học THCS năm 2019-2020 có hướng dẫn chi tiết năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Một số phương pháp giải toán Hóa học thông dụng năm 2019-2020
- Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng Hóa học năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !