Lý thuyết và bài tập viết PTHH, biễu diễn các biến đổi Hóa học

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC, BIỂU DIỄN CÁC BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

 

A. Lý thuyết và Phương pháp giải

1. Phản ứng hoá học

Phản ứng hoá học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

2. Phương trình hoá học

Phương trình hoá học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

3 bước lập phương trình hoá học:

- B1: Viết sơ đồ của phản ứng (CTHH của chất phản ứng và sản phẩm).

VD: Viết sơ đồ phản ứng: H2 + O2 → H2O

- B2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

VD: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Thấy vế phải có 1 nguyên tố oxi, vế trái có 2 nguyên tố oxi → Thêm hệ số 2 trước H2O để 2 vế cùng có 2 nguyên tố oxi. Tiếp theo cân bằng số nguyên tố hidro ở 2 vế bằng cách thêm hệ số 2 vào trước H2.

- B3: Viết phương trình hoá học.

VD: Viết phương trình hoá học

2H2 + O2 → 2H2O

Chú ý:

Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

- Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

- Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.

b) Hoà tan canxi oxit vào nước.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.

Hướng dẫn:

a) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

b) CaO + H2O → Ca(OH)2.

c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Bài 2: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Bị nhiệt phân huỷ?

b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?

Hướng dẫn:

a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2

b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

B. BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

Bài 1: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào bị nhiệt phân huỷ?

A. Ca(OH)2, KOH

B. Fe(OH)3, Mg(OH)2

C. Fe(OH)3, Mg(OH)2, KOH

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, KOH, Ca(OH)2.

Bài 2: Cho một lượng khí CO dư đi vào ống thuỷ tinh đốt nóng có chứa hỗn hợp bột gồm: CuO, K2O, Fe2O3 (đầu ống thuỷ tinh còn lại bị hàn kín). Hỏi khí CO phản ứng được với những chất nào trong hỗn hợp?

A. CuO, K2O

B. CuO, Fe2O3

C. K2O , Fe2O3

D. không đáp án nào đúng.

Bài 3: Đốt cháy cacbon trong khí oxi tạo khí cacbonic. Hỏi đáp án nào là PTHH biểu diễn quá trình trên:

A. C + O2 → CO2        B. C + 2O2 → 2CO2

C. C + 2O2 → CO2        D. 2C + O2 → 2CO2

Bài 4: Cân bằng PTHH sau:

Mg + H2SO2 (đ, n) → MgSO4 + SO2 + H2O

Hỏi tổng hệ số các chất phản ứng là bao nhiêu?

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Bài 5: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong phương trình hóa học sau: ? Na   +   ?  →  2Na2O

A. 4, 1, O2        B. 1, 4, O2

C. 1, 1, O2        D. 2, 2, O2

Bài 6: Cân bằng PTHH sau và cho biết tỉ lệ tổng hệ số của chất phản ứng với sản phẩm.

Na2CO3 + Ca(OH)2  →   CaCO3 +  NaOH

A. 2:2        B. 3:2        C. 2:3        D. Đáp án khác

Bài 7: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). 

a/Hỏi PTHH nào dưới đây là đúng?

A. 2KClO3 → KCl + O2

B. KClO3 → KCl + 3O2

C. 2KClO3 → KCl + 3O2

D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được?

A. 14,9g        B. 7,45g        C. 19,4g        D. 7,54g

Bài 8: Sơ đồ điều chế axit sunfuric trong công nghiệp là:

A. S → SO2 → SO3 → H2SO4

B. SO2 → SO3 → H2SO4

C. S → H2S → SO2 → SO3 → H2SO4

D. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

Bài 9: Cân bằng PTHH và tính tổng hệ số của các các chất trong PTHH là:

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

A. 7        B. 8        C. 9        D. 10

Bài 10: Cân bằng PTHH và tính tổng hệ số các chất sản phẩm trong PTHH:

Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B

2. B

3. A

4. B

5. A

6. C

7. D, A

8. D

9. C

10. B

Bài 1: Bazo không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit tương ứng và nước

2Fe(OH)3 −to→ Fe2O3 + 3H2O

Mg(OH)2 −to→ MgO + H2O

⇒ Chọn B.

Bài 2: Khí CO khử được oxit của các kim loại đứng sau Al thành kim loại tương ứng và khí CO2.

CO + CuO −to→ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3CO2

⇒ Chọn B.

Bài 4:

Mg + 2H2SO4 (đ, n) → MgSO4 + SO2 + 2H2O

Tổng hệ số các chất phản ứng = 1 + 2 = 4

⇒ Chọn C.

Bài 5:

4Na + O2 −to→ 2Na2O

⇒ Chọn A.

Bài 6:

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 +  2NaOH

Tổng hệ số các chất phản ứng : Tổng hệ số các chất sản phẩm = (1+1) : (1+ 2) = 2 : 3

⇒ Chọn C.

Bài 7:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mKClO3 + m KCl + mO2

⇔ 24,5 = m KCl + 9,6

⇔ m KCl = 14,9 g

⇒ Chọn D, A.

Bài 9:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Tổng hệ số các chất = 1 + 4 + 1 + 1 + 2 = 9

⇒ Chọn C.

Bài 10:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tổng hệ số các chất sản phẩm = 1 + 2 = 3

⇒ Chọn B.

...

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập viết PTHH, biễu diễn các biến đổi Hóa học, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?