HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. Tính chất vật lý
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là:
A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 3: Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:
A. S, P, C, Si. B. C, S, Br2, Cl2. C. S, H2, N2, O2. D. P, Cl2, C, Si.
Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là
A. oxi. B. brom. C. clo. D. nitơ.
Câu 5: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là:
A. C, S, O, Fe. B. Cl, C, P, S. C. P, S, Si, Ca. D. K, N, P, Si.
II. Tính chất hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 6: Sản phẩm được tạo ra của phi kim với chất nào là muối?
A. Kim loại. B. Oxi. C. Hiđro. D. Phi kim khác.
Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi dư, tạo thành oxit axit là:
A. S, C, P. B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2.
Câu 8: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là:
A. SO2, H2O, CO2, P2O5. B. SO3, H2O, CO2, P2O5.
C. SO2, H2O, CO, P2O5. D. SO3, H2O, CO, P2O5.
Câu 9: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là:
A. Si, Cl2, O2. B. H2, S, O2. C. Cl2, C, O2. D. N2, S, O2.
Câu 10: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
A. Br, Cl, F, I. B. I, Br, Cl, F. C. F, Br, I, Cl. D. F, Cl, Br, I.
Câu 11: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học
A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.
D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.
● Mức độ thông hiểu
Câu 12: Hai phi kim tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là:
A. Hiđro và clo. B. Lưu huỳnh và oxi. C. Hiđro và oxi. D. Photpho và oxi.
Câu 13: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại. B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit. D. dung dịch muối.
Câu 14: Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần
A. Cl, S, P, Si. B. S, P, Cl, Si. C. Cl, Si, P, S. D. S, Si, Cl, P.
CLO
I. Tính chất vật lý và hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 15: Clo là chất khí có màu
A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh.
Câu 16: Khí G được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí G là
A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.
Câu 17: Clo tác dụng với nước
A. tạo ra hỗn hợp hai axit. B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.
C. tạo ra hỗn hợp muối. D. tạo ra một axit hipoclorơ.
Câu 18: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng
A. vật lí. B. hoá học.
C. vật lí và hoá học. D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.
Câu 19: Trong nước clo có chứa các chất:
A. HCl, HClO. B. HCl, HClO, Cl2. C. HCl, Cl2. D. Cl2.
Câu 20: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. KOH. B. NaCl. C. CaSO4. D. Cu(NO3)2.
Câu 21: Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo?
A. Oxi. B. Dung dịch NaOH. C. CuO. D. NaCl.
Câu 22: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. NaOH. B. NaCl. C. CaSO4. D. Cu(NO3)2.
Câu 23: Clo tác dụng với natri hiđroxit
A. tạo thành muối natri clorua và nước. B. tạo thành nước Gia-ven.
C. tạo thành hỗn hợp các axit. D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.
Câu 24: Dẫn khí Cl2 vào dung dịch KOH, tạo thành
A. dung dịch chỉ gồm một muối. B. dung dịch hai muối.
C. dung dịch chỉ gồm một axit. D. dung dịch gồm một axit và một muối.
Câu 25: Phương trình hóa học điều chế nước Gia-ven là
A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO. B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl.
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 26: Phương trình phản ứng viết sai là
A. Fe + Cl2 → FeCl2. B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
C. Fe + S → FeS. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 27: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và SO2.
Câu 28: Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2. B. dung dịch NaOH. C. H2O. D. khí H2.
Câu 29: Clo không tác dụng với
A. Fe. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch NaBr.
Câu 30: Tính chất nào sau đây là của khí clo?
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).
C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.
● Mức độ thông hiểu
Câu 31: Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt(II) clorua. B. Sắt clorua.
C. Sắt(III) clorua. D. Sắt(II) clorua và sắt(III) clorua.
Câu 32: Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn. Thành phần của chất rắn là
A. Chỉ có Fe dư. B. FeCl3 và Fe dư. C. FeCl3. D. FeCl2.
Câu 33: Trong các muối dưới đây, muối có hàm lượng clo cao nhất là
A. sắt(II) clorua. B. đồng(II) clorua. C. canxi clorua. D. magie clorua.
Câu 34: Chất khí làm mất mầu giấy quỳ tím ẩm là
A. Cl2. B. O2. C. N2. D. H2.
Câu 35: Nước clo có tính tẩy màu vì
A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
B. clo hấp phụ được màu.
C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.
D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.
Câu 36: Khi dẫn khí clo vào dung dịch quì tím, xảy ra hiện tượng:
A. dung dịch quì tím hóa đỏ.
B. dung dịch quì tím hóa xanh.
C. dung dịch quì tím không chuyển màu.
D. dung dịch quì tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.
Câu 37: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NaCl. D. Nước.
Câu 38: Thành phần chính của không khí có O2 và N2. Khi không khí lẫn khí độc clo thì có thể cho qua dung dịch nào để loại bỏ?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Nước. D. Dung dịch brom.
Câu 39: Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với
A. BaO; N2; KOH. B. O2; KOH; H2. C. Cu; H2; KOH. D. H2; N2; Cu.
Câu 40: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 150: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là
A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh. B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh. D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 151: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.
C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.
D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.
Câu 152: Nguyên tố X có Z = 17, vị trí X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là
A. Chu kì 2 nhóm V. B. Chu kì 3 nhóm V. C. Chu kì 3 nhóm VII. D. Chu kì 2 nhóm VII.
Câu 153: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.
B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.
C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.
D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.
TỔNG HỢP TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
● Mức độ thông hiểu
Câu 154: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng(II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng
A. dung dịch HCl đặc. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch CuSO4. D. nước.
Câu 155: Có những chất khí: H2, O2, CO2, SO2, Cl2. Những khí cùng tồn tại trong một bình chứa để nơi có nhiệt độ cao mà không có phản ứng hoá học là:
A. H2, O2, CO2. B. Cl2, SO2, O2. C. H2, CO2, Cl2. D. CO2, SO2, H2.
Câu 156: Có các chất bột màu trắng sau: BaCO3, BaCl2, BaSO4. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các chất bột trên?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch NaCl.
Câu 157: Cho sơ đồ sau: A → B → C → D (Axit)
Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là:
A. C, CO2, CO, H2CO3. B. S, SO2, SO3, H2SO3.
C. S, SO2, SO3, H2SO4. D. N2, N2O, NO, HNO2.
Câu 158: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Cacbon X Y T CaO + Y
X, Y, Z, T có thể lần lượt là
A. CO, Cu(OH)2, HCl, CuCl2. B. CO, CO2, NaOH, NaHCO3.
C. CO, CO2, Ca(OH)2, CaCO3. D. CO, CO2, NaOH, CaCO3.
Câu 160: Trong dãy biến hóa sau: Fe2O3 (+ C) → X (+ Cl2) → Y (+ NaOH) → Z thì X, Y, Z lần lượt là
A. CO2; FeCl3; Fe(OH)2. B. Fe; FeCl3; Fe(OH)3.
C. Fe; FeCl2; Fe(OH)2. D. CO2; FeCl2; Fe(OH)2.
Câu 161: Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit (1) → Oxit axit (2) → Axit
Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là:
A. S → SO2 →SO3 → H2SO4. B. C → CO → CO2 → H2CO3.
C. P →P2O3 → P2O5 →H3PO3. D. N2 → NO →N2O5 →HNO3.
Câu 162: Trong dãy biến hoá sau: X + CuO → Y (+ Ca(OH)2) → CaCO3 thì X, Y lần lượt là:
A. C, CO. B. C, CO2. C. C, Cu. D. CO, Cu.
Câu 163: Trong sơ đồ phản ứng sau:
H2 + A → B
B + MnO2 → A + C + D
A + C → B + E
A, B, C, D, E trong các phản ứng trên lần lượt là:
A. Cl2, HCl, H2O, HClO, NaCl. B. Cl2, HCl, HClO, H2O, NaClO.
C. Cl2, HCl, HClO, MnCl2, NaClO. D. Cl2, HCl, MnCl2, H2O, HClO.
...
Trên đây là phần trích dẫn Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có đáp án ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!