BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn muối sunfua của một kim loại có công thức MS trong khí O2 dư thu được oxit kim loại. Hoà tan oxit này vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 29,4% thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 34,483%. Tìm công thức của MS?
- Chọn 100 gam dd H2SO4 29,4% ) → khối lượng H2SO4 = 29,4 gam hay 0,3 mol
- Gọi công thức của oxit kim loại sản phẩm là M2On
- Phản ứng: M2On + nH2SO4 → M2 (SO4)n + nH2O
0,3 mol
→ Số mol M2On = số mol M2 (SO4)n = 0,3/n (mol)
→ \(\frac{{{\raise0.7ex\hbox{${0,3}$} \!\mathord{\left/
{\vphantom {{0,3} n}}\right.\kern-\nulldelimiterspace}
\!\lower0.7ex\hbox{$n$}}(2M + 96n)}}{{{\raise0.7ex\hbox{${0,3}$} \!\mathord{\left/
{\vphantom {{0,3} n}}\right.\kern-\nulldelimiterspace}
\!\lower0.7ex\hbox{$n$}}(2M + 16n)}} \times 100 = 34,483\)
→ M = 18,67n
→ M= 56 hay MS là FeS
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 93 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 hạt. Tìm số p, e, n trong A.
Gọi số p, e, n trong A lần lượt là P, E, N
Ta có : P + E + N = 93
Mà: P = E → 2P + N = 93 (1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 nên ta có
N = 2P – 23 (2)
Thay (2) vào (1) ta có: 2P + 2P - 23 = 93
4P = 93 + 23 → P = 29
E = 29, N = 35
Câu 2:
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
MgCl2 + Na2S + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NaCl + H2S
2AlCl3 + 5KI + KIO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3I2 + 6KCl
4NaClO + PbS → 4NaCl + PbSO4
H2S + 1/2O2 → S↓ + H2O
H2S + 3/2O2 → SO2 + H2O
S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O
NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 ↑+ H2O
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO3 + H2O
2) Hoàn thành các phản ứng oxihoa – khử sau (cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron):
5SO2 + 2H2O + 2KMnO4 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
5 x S+4 → S+6 + 2e
2 x Mn+7 + 5e → Mn+2
b) 2FeS + 10H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 9SO2↑ + 10H2O
1 x 2FeS → 2Fe+3 + 2S+4 + 14e
7 x S+6 + 2e → S+4
d) 10FeSO4 + 2KMnO4 + aKHSO4 → 5Fe2(SO4)3 + bK2SO4 + 2MnSO4 + cH2O
5 x 2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e
2 x Mn+7 + 5e → Mn+2
Câu 3. Viết phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
1) Phản ứng được dùng để khắc chữ trên thủy tinh?
2) Phản ứng dùng dung dịch KI; Ag chứng minh O3 hoạt động hơn O2.
3) Phản ứng dùng bột lưu huỳnh để khử độc thủy ngân.
4) Phản ứng cho thấy không dùng nước để dập tắt đám cháy flo.
1) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
2) 2KI + H2O + O3 → 2KOH + O2↑ + I2↓
2Ag + O3 → Ag2O + O2
3) Hg + S → HgS
4) F2 + H2O → 2HF + 1/2O2↑
Câu 4.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra khi:
a. Phản ứng nổ của thuốc nổ đen.
b. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeBr2.
c. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH.
d. Cho Au vào nước cường thủy.
b. 2 KNO3 + 3C + S → K2S + N2 + 3CO2
c. 3 Cl2 + 2 FeBr2 → 2 FeCl3 + 2 Br2
Có thể có: 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
Cl2 + H2O → HCl + HClO
d. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
e. Au + 3HCl + HNO3 → AuCl3 + NO + 2H2O
2. Hãy chọn các chất thích hợp và viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
Cho biết:
- Các chất (A), (B), (D) là hợp chất của natri.
- Các chất (M), (N) là hợp chất của nhôm.
- Các chất (P), (Q), (R) là hợp chất của bari.
- Các chất (N), (Q), (R) không tan trong nước.
- (X) là chất khí không mùi, làm đục dung dịch nước vôi trong.
- (Y) là muối của natri, dung dịch (Y) làm đỏ quỳ tím.
– khí X là CO2, muối Y là NaHSO4, A là NaOH; B là Na2CO3; D là NaHCO3; P là Ba(HCO3)2; R là BaSO4; Q là BaCO3; M là NaAlO2; N là Al(OH)3.
- Pthh:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
2NaOH + 2Al + 2 H2O → 2 NaAlO2 + 3H2
NaAlO2 + CO2 + 2 H2O → Al(OH)3 ↓ + NaHCO3
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3CO2
2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
Câu 5: Từ CuSO4, nước và các dụng cụ có đủ hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C. Biết ở 250C độ tan của CuSO4 là 40 gam.
- C% dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C là:
- C% = \(\frac{{100S}}{{100 + S}} = \frac{{100.40}}{{100 + 40}}\) = 28,5714 ( %)
\(mCuS{O_4} = \frac{{500.28,5714}}{{100}} = 142,877g\)
mH2O = 500 – 142,857 = 357,143 (g)
Cân 142,857 gam CuSO4 cho vào bình có dung tích 750 ml sau đó cân 357,143 gam nước ( hoặc đong 375,143 ml nước) cho vào. Hòa cho đến khi CuSO4 tan hết.
--(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 23:
1. Đốt cháy hoàn toàn 1g Sắt trong khí Oxi, sau 1 thời gian khối lượng chất rắn thu được đã vượt quá 1,41g. Xác định CTHH của oxit Sắt. Biết sản phẩm phản ứng chỉ tạo ra 1 ôxit duy nhất.
2. Cho 26,91 (g) kim loại M hóa trị I vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc) và 17,94 (g) kết tủa. Xác định kim loại M và giá trị của V.
Đặt CTHH của oxit Sắt tạo ra là FexOy
PTHH: 2xFe + yO2 → 2FexOy
112xg 2(56x+16y)g
Bài ra 1g > 1,41
Lập được phương trình toán có chứa x và y
\(\frac{{112x}}{1} = \frac{{2(56x + 16y)}}{{ > 1,41}}\) → x : y < 0,69
Xét
Oxit | FeO | Fe2O3 | Fe3O4 |
x : y | 1: 1 >0,69 | 2:3 <0,69 | 3: 4 > 0,69 |
Kết luận: CTHH cần xác định là Fe2O3
Các phương trình hóa học:(n là hoá trị của R; Đặt khối lượng mol của M là M).
2M + 2n H2O → 2M(OH)n + nH2 (1)
3M(OH)n + n AlCl3 → n Al(OH)3 + 3MCln (2)
Có thể: M(OH)n + n Al(OH)3 → M(AlO2)n + 2n H2O (3)
\({n_{AlC{l_3}}}\) = 0,7.0,5 = 0,35 (mol), \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = \frac{{17,94}}{{78}}\) = 0,23 (mol)
Bài toán phải xét 2 trường hợp:
TH1: AlCl3 chưa bị phản ứng hết ở (2) không có phản ứng (3)
Từ (2): \({n_{M{{(OH)}_n}}} = \frac{3}{n}.{n_{Al{{(OH)}_3}}} = \frac{3}{n}.0,23 = \frac{{0,69}}{n}\)
Từ (1): \({n_M} = {n_{M{{(OH)}_n}}} = \frac{{0,69}}{n}\)
ta có pt: \(\frac{{0,69}}{n}.M = 26,91 \to \frac{M}{n} = 39\)
Với n = 1 → M = 39 → M là: K
Với n = 2 → M = 78 → loại
Theo (1): \({n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}.{n_K} = \frac{1}{2}.0,69 = 0,345\) (mol) → V = 7,728 lít
TH2: AlCl3 phản ứng hết ở (2), M(OH)n dư → có phản ứng (3)
Từ (2): \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = {n_{AlC{l_3}}} = 0,35\) (mol)
Từ (2): nM(OH)n đã phản ứng \( = \frac{3}{n}.{n_{AlC{l_3}}} = \frac{{3.0,35}}{n} = \frac{{1,05}}{n}\)
Theo bài ra nAl(OH)3 bị tan ở (3) = 0,35 – 0,23 = 0,12 (mol)
Từ (3): \({n_{M{{(OH)}_n}}}\) dư \( = \frac{1}{n}.{n_{Al{{(OH)}_3}}} = \frac{1}{n}.0,12 = \frac{{0,12}}{n}\) (mol)
Tổng \({n_{M{{(OH)}_n}}} = \frac{{0,12}}{n} + \frac{{1,05}}{n} = \frac{{1,17}}{n}\) (mol)
ta có pt: \(\frac{{1,17}}{n}.M = 26,91 \to \frac{M}{n} = 23\)
n = 1 → M = 23 → M là Na
n = 2 → M = 46 loại
Theo (1): \({n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}.{n_{Na}} = \frac{1}{2}.1,17 = 0,585\) → V = 13,104 lít
Câu 24: Cho 27,4 gam kim loại Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp gồm (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 1,92%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu đựơc khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a. Tính thể tích khí A (đktc).
b. Lấy kết tủa B đem nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam chất rắn.
c. Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch C.
Các PTHH xảy ra:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + 2H2 ↑ (1)
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NH3 ↑ + 2H2O (2)
Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓ (3)
Cu(OH)2 → CuO + H2O (4)
Tính được \({n_{Ba}} = {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,2mol\) ; \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = 0,05mol\) ; \({n_{CuSO & 4}} = 0,06mol\)
a, Theo PT (1) và (2) tìm được khí gồm: 0,2 mol H2 và 0,1 mol NH3
V = 0,3.22,4 = 6,72 lit
b, Theo PT (2), (3) ta tìm được B gồm: 0,11 mol BaSO4; 0,06 mol Cu(OH)2
Khi nung hoàn toàn, theo PT (4), chất rắn gồm 0,11 mol BaSO4 và 0,06mol CuO.
Khối lượng chất rắn là: 233.0,11 + 80.0,06 = 30.43 gam
c, Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
\({m_{ddsaupu}} = {m_{Ba}} + {m_{ddbd}} - {m_{khiA}} - {m_{kettuaB}}\) = 29.4 + 500 – (0,2.2 + 0,1.17) – (0,11.233 + 0,06.98) = 495.79gam
Khối lượng Ba(OH)2 dư là: 0,09.171 = 15.39 gam
\(C\% = \frac{{15,39}}{{495.79}}.100 = 3.1\% \)
1. Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trọng từng thí nghiệm sau:
a. Cho Ba vào dung dịch AlCl3
b. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong; sau đố cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư?
a– Hiện tượng: Ba tan nhanh, khí không màu thoát ra,trong dung dịch xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa này tan nếu Ba(OH)2 dư.
PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + AlCl3 → Al(OH)3 + BaCl3
Ba(OH)2 + Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 2H2O
b– Hiện tượng: Trong dung dịch xuất hiện kết tủa lượng kết tủa tăng lên cực đại rồi giảm dần; thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được cho đến dư lượng kết tủa lại tăng lên.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2 CaCO3 + 2H2O
Câu 25: Hợp chất X có công thức ABx (x <= 4) được tạo nên từ hai nguyên tố A, B. Tổng số proton trong phân tử ABx bằng 10. Tìm công thức phân tử của ABx.
Gọi số proton trong nguyên tử A, B là PA, PB.
Ta có : PA + xPB = 10
Vì x 4 và xPB < 10 → 4PB < 10 → PB < 2,5.
Do đó ta có : PB = 2 hoặc PB = 1.
* PB = 2 → B là He ( khí hiếm) : loại.
* PB = 1 → B là H ( hiđro) : nhận.
x = 1 → PA = 9 → A là F (Flo) → Hợp chất X có công thức HF.
x = 2 → PA = 8 → A là O (Oxi) → Hợp chất X có công thức H2O.
x = 3 → PA = 7 → A là N (Nitơ) → Hợp chất X có công thức NH3.
x = 4 → PA = 6 → A là C (Cacbon) → Hợp chất X có công thức CH4.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập bồi dưỡng HSG môn Hóa học 9 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!