Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Tập đọc: Ngôi trường mới để chuẩn bị cho bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mong rằng, với bài học này, các em sẽ học thêm nhiều điều hay và bổ ích.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc
- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó: mục lục, tuyển tập, tác phẩm, tác giả, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi.
- Nghĩa các từ khó:
+ Lấp ló.
+ Bỡ ngỡ.
+ Vân.
+ Rung động.
+ Thân thương.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 51 SGK Tiếng Việt 2)
Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau:
a) Tả ngôi trường từ xa:
b) Tả lớp học.
c) Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
Gợi ý:
a) Tả ngôi trường từ xa:
Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
b) Tả lớp học.
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
c) Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
Sao tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp! Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế.
Câu 2. (trang 51 SGK Tiếng Việt 2)
Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
Gợi ý:
Những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường:
- Những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
- Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Câu 3. (trang 51 SGK Tiếng Việt 2)
Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
Gợi ý:
Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới như: tiếng trống, tiếng cô giáo, tiếng đọc bài của chính mình. Nhìn ai cũng thấy thân thương, ngay cả chiếc bút chì, thước kẻ cũng thật đáng yêu.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của các em học sinh với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè và đồ vật trong trường.
Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định phủ định. Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.