Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Tập đọc: Chiếc bút mực để chuẩn bị cho bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mong rằng, với bài học này, các em sẽ học thêm nhiều điều hay và bổ ích.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc
- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi.
- Nghĩa các từ khó:
+ Hồi hộp: không yên lòng, chờ đợi một cái gì đó.
+ Loay hoay: xoay trở mãi, không biết nên làm thế nào.
+ Ngạc nhiên: Lấy làm lạ.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 41 SGK Tiếng Việt 2)
Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
- Những từ ngữ cho biết Mai mong được viết bút mực là : Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô.
Câu 2. (trang 41 SGK Tiếng Việt 2)
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
- Chuyện xảy ra với Lan như sau : Anh trai của Lan mượn bút máy mà quên không bỏ vào cặp cho Lan khiến bạn ấy gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
Câu 3. (trang 41 SGK Tiếng Việt 2)
Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
- Mai loay hoay mãi với cái hộp bút vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc nuối.
Câu 4. (trang 41 SGK Tiếng Việt 2)
Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
- Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:
+ Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước.
Câu 5. (trang 41 SGK Tiếng Việt 2)
Vì sao cô giáo khen Mai?
- Cô giáo khen Mai vì Mai biết giúp đỡ bạn bè.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc, chúng ta nên có ý thức giúp đỡ bạn bè.
Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Chiếc bút mực để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.