Tập đọc: Chú đi tuần

Bài giảng Chú đi tuần giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát một bài thơ. Đồng thời hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. Thông qua đó thể hiện mong ước về một tương lai tươi đẹp của đất nước.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Chú đi tuần

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • Hun hút, lưu luyến, lạnh buốt, rét.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm thể thơ tự do.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Học sinh miền Nam: học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954-1975).
    • Đi tuần: đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn tương ứng với 4 khổ thơ
      • Đoạn 1. Từ đầu..."lá bay xuống đường".
      • Đoạn 2. "Chú đi qua cổng trường"... "yên tâm ngủ nhé!"
      • Đoạn 3. "Trong đêm khuya"... "nơi cháu nằm".
      • Đoạn 4. Còn lại
  • Nội dung:
    • Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. 

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Chú đi tuần

Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5): Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Gợi ý:

  • Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, mọi người đều đã yên giấc ngủ say.

Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5): Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Gợi ý:

  • Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.

Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5): Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Gợi ý:

  • Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết:
    • Tình cảm:
      • Từ ngữ: Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) các từ "yêu mến", "lưu luyến"
      • Các chi tiết: hỏi thăm "giấc ngủ có ngon không", dặn "cứ yên tâm ngủ nhé", tự nhủ tuần tra "để giữ mái ấm nơi cháu nằm".
    • Mong ước: thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

Câu 4 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Chú đi tuần, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài thơ: Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. Thông qua đó thể hiện mong ước về một tương lai tươi đẹp của đất nước.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?