Soạn văn 9 Làng tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"): Ông Hai khi nghe tin tức chiến đấu của quân ta, trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
    • Phần 2: (tiếp theo đến "cũng vợi đi được đôi phần"): Tâm trạng phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
    • Phần 3 (đoạn còn lại): Niềm vui, niềm tự hào, xúc động của ông Hai khi nghe nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

2. Hướng dẫn soạn văn Làng

Câu 1. Truyện ngắn làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

  • Tình huống: ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng mình đi tản cư lại nghe được tin làng Chợ Dầu đi theo giặc, làng Chợ Dầu làm việt gian, lập làng tề. 

Câu 2Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tim làng mình theo giặc đến lúc kết thúc? Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

  • Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
    • Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"
    • Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.
    • Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …
    • Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù".
    • Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên".
  • Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. 

Câu 3Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế đối với con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy em cảm nhận được điều gì về tấm lòng ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu nàng và lòng yêu  nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

  • Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ.
  • Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân -  với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
  • Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
    • Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”.)
    • Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ.

Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện qua tình huống, cách miêu tả cụ thể - đặc biệt sự đặc tả tâm trạng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai.
  • Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Trên đây là bài Soạn văn 9 Làng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Làng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?