1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (Câu đầu): Tả núi Hương Lô.
- Phần 2: (3 câu sau): Tả thác nước núi Lư.
2. Hướng dẫn soạn văn Xa ngắm thác núi Lư
Câu 1. Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (chú ý nghĩa của hai chữ vọng và dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước.
- Tác giả đứng ngắm thác nước từ xa, nơi có thể quan sát toàn cảnh để có cái nhìn tổng thể vẻ đẹp thác nước.
Câu 2. Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? (Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả). Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
- Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo.
- Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.
Câu 3. Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
(Gợi ý:
- Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng tử quải (câu thứ hai), từ đó chỉ ra chỗ hạn chế của bản dịch thơ.
- Chứng minh rằng qua câu thơ thứ ba, ta không chỉ thấy hình ảnh của donhf thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đình núi Hương Lô.
- Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên được một hình ảnh chân thực.)
Gợi ý:
- Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp:
- Câu thơ thứ hai: dòng thác như treo trên dòng sông phía trước.
- Câu thơ thứ ba: miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.
- Câu thơ cuối: lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.
Câu 4. Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy Nhà thơ Lí Bạch có tâm hồn và tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích sự hùng vĩ, phi thường, yêu và say đắm vẻ đẹp thiên nhiên.
Câu 5.* Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong chú thích (2)), em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
- Cách hiểu thứ hai bay bổng hơn, lãng mạn hơn nên được nhiều người thích hơn.
Trên đây là bài Soạn văn 7 Xa ngắm thác núi Lư tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Xa ngắm thác núi Lư.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----