1. Bố cục bài thơ
- Chia làm 2 phần
- Phần 1: Cảnh thiên nhiên Côn Sơn
- Phần 2: Con người trong thiên nhiên Côn Sơn
2. Hướng dẫn soạn văn Bài ca Côn Sơn
Câu 1: Em dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích trong bài “Côn Sơn ca” về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
- Bài thơ được viết theo thể lục bát: tối thiểu có một cặp câu 6 – 8. Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu 6 vần với tiếng 6 của câu 8, tiếng cuối của câu 8 lại hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo.
Câu 2: Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ “ta” và trả lời các câu hỏi:
- Nhân vật “ta” là ai?
- Nhân vật “ta” là nhà thơ.
- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta”: người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.
- Nhận xét về sự so sánh: Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”
- Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật “ta”, đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.
Câu 3: Cùng với hình ảnh nhân vật, cảnh tượng trong Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
- Cảnh tượng Côn Sơn: có tiếng suối rì rầm, đá rêu phơi, thông vi vút, trúc.
- Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, nên thơ, hữu tình, khoáng đạt, yên tĩnh.
Câu 4: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật “ta ngâm thơ nhàn” trong màu xanh mát của bóng trúc râm? Từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người thế nào?
- Hình ảnh của con người và thiên nhiên gắn bó, hòa hợp với nhau, thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ.
- Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách thanh cao, tao nhã.
Câu 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
- Điệp từ trong đoạn thơ: “Côn Sơn” (điệp 2 lần), “Trong” (điệp 3 lần), “Ta” (điệp 5 lần), “Có” (điệp 2 lần)
- Tác dụng: thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh vật, niềm say đắm của người ngắm cảnh, tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức liên quan đến văn bản này tại đây: Bài thơ Bài ca Côn Sơn của nhà thơ Nguyễn Trãi.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----