1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Câu đầu): cảm xúc khi bạn đến.
- Phần 2: (6 câu tiếp): hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi.
-
Phần 3: (Câu cuối): Tình cảm thắm thiết của nhà thơ đối với bạn.
2. Hướng dẫn soạn văn Bạn đến chơi nhà
Câu 1. "Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ gì? Vì sao?
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Vì: bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8, phép đối giữa câu 3-4, 5-6.
Câu 2. Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Gợi ý:
a) Theo câu thứ nhất, đúng ra tác giả nên tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế.
b) Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất - tình nghĩa.
c) Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.
d) Tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm.
Trên đây là bài Soạn văn 7 Bạn đến chơi nhà tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Bạn đến chơi nhà.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----