Soạn văn 7 Tục ngữ về con người và xã hội tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (câu 1, 2, 3)Bài học về giá trị, vẻ đẹp và phẩm chất của con người.
    • Phần 2: (câu 4, 5, 6): Bài học về việc học tập, tu dưỡng.
    • Phần 3: (câu 7, 8, 9): Bài học về quan hệ ứng xử và đạo lí sống.

2. Hướng dẫn soạn văn Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 1. Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.

  • Học sinh tự đọc kĩ văn bản và chú thích.

Câu 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:

a) Nghĩa của câu tục ngữ.

b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này cỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).

Gợi ý:

Câu Nghĩa của câu tục ngữ Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý hơn tiền bạc. Đề cao giá trị của con người.
2

 

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
3

 

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.

Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
4 Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Đề cao vị thế của người thầy.
6 Học thầy không bằng học bạn. Đề cao việc học bạn.
7 Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn.
8 Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Đề cao cách ứng xử nhân văn.
Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9 Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

Câu 3*. So sánh hai câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.

Gợi ý:

  • Không thầy đố mày làm nên đề cao vai trò người thầy.
  • Học thầy không tày học bạn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn.
  • Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi để trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.
  • Một vài câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau:
    • Máu chảy ruột mềm - Bán anh em xa mua láng giềng gần.
    • Đi một ngày đàng học một sàng khôn - Không đi không biết xứ đông / Đi thì khốn khổ thân ông thế này.

Câu 4. Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:

- Diễn đạt bằng so sánh;

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ;

- Từ và câu có nhiều nghĩa.

Gợi ý:

  • Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):
  • Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9)
  • Từ và câu có nhiều nghĩa:
    • Cái răng, cái tóc: không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang ý nghĩa chỉ các yếu tố hình thức nói chung.
    • Ăn, nói, gói, mở: chỉ cách ứng xử nói chung.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Tục ngữ về con người và xã hội tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tục ngữ về con người và xã hội.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?