1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "tông chi họ hàng"): ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn.
- Phần 2: (tiếp theo đến "hơn trăm triệu"): cảm nhận, bình luận phong cách người Sài Gòn.
-
Phần 3: (Còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn.
2. Hướng dẫn soạn văn Sài Gòn tôi yêu
Câu 1. Tác giả cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bố cục của bài văn.
- Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về phương diện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, cư dân, phong cách người Sài Gòn.
- Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Trong đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng") tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b) Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Gợi ý:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận khá tinh tế của tác giả:
- Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt là như thủy tinh”.
b) Tác giả thể hiện tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp từ, điệp cấu trúc.
Câu 3. Trong đoạn 2 (từ "Ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu") tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.
- Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.
Câu 4. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.
- Đoạn cuối bài đã bày tỏ tình yêu chân thành da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn của tác giả.
Câu 5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
- Đặc sắc nghệ thuật biểu cảm của bài văn nằm ở sự chân thật, am hiểu tường tận, cảm nhận tinh tế khi gắn bó lâu ở Sài Gòn.
Trên đây là bài Soạn văn 7 Sài Gòn tôi yêu tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Sài Gòn tôi yêu.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----