1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng"): Cảm nghỉ về nguồn gốc và sự hình thành của cốm.
- Phần 2: (Tiếp theo đến "kín đáo và nhũn nhặn): Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
-
Phần 3: (Còn lại): Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
2. Hướng dẫn soạn văn Một thứ quà của lúa non: Cốm
Câu 1. Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận)? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- Bài tùy bút này nói về một thứ quà của lúa non chính là cốm.
- Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận trong đó phương thức biểu cảm được sử dụng là chủ yếu.
- Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
Gợi ý:
- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh: hương thơm của lá sen trên hồ và những bông lúa non.
- Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: cảm giác về hương thơm của lá sen, cảm giác về cánh đồng xanh, mùi thơm mát của những bông lúa non, giọt sữa trắng phảng phất.
Câu 3. Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhản dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
- Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp.
- Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:
- Màu sắc
- Hương vị
Câu 4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?
- Nhận xét của tác giả thật tinh tế, chính xác. Cốm được làm từ lúa non, một đặc trưng của đồng nội, mang trong mình hương vị mộc mạc, thanh khiết. Nó đã trở thành một món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế, nó còn gắn với phong tục văn hóa của dân tộc.
Câu 5. Đoạn sau của bài văn (từ "không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị dã được thể hiện như thế nào?
- Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị được thể hiện:
- Ăn cốm phải ăn chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
- Mua cốm phải nhẹ nhàng nâng đỡ không phải thọc tay hay mân mê món quà thần tiên ấy.
- Cuối cùng, cốm là một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được trân trọng, giữ gìn.
Câu 6. Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
- Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ví dụ: Khi miêu tả dòng sữa đông cứng hình thành hạt lúa non, làm nên hạt cốm; khi nhận định về sự hài hòa hồng và cốm; đặc biệt khi thưởng thức cốm.
Trên đây là bài Soạn văn 7 Một thứ quà của lúa non: Cốm tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Một thứ quà của lúa non: Cốm.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----