1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"): Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
- Phần 2: (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
2. Hướng dẫn soạn văn Bài học đường đời đầu tiên
Câu 1. Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
b) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?
Gợi ý:
- Tóm tắt đoạn trích: Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
a) Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.
b) Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó:
a) Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.
Gợi ý:
a) Các chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:
- Ngoại hình:
- Đôi càng mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.
- Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
- Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng.
- Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.
- Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Hành động:
- Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt.
- Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Đi đứng oai vệ.
- Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
- Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách
b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn:
- Tính từ miêu tả hình dáng: cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp.
- Tính từ miêu tả tính cách: bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan than, oai vệ, tợn, ghê gớm…
- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…
- ⇒ Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn bật tính cách con người ở loài dế.
c) Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.
Câu 3. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,...)
- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường.
- Gọi bạn là Dế Choắt
- Ví von so sánh với gã nghiện thuốc phiện
- Xưng hô ta - chú mày
- Điệu bộ khinh khỉnh, giọng điệu ngang ngạnh, bề trên
- Dế Mèn dửng dưng, thờ ơ không chịu giúp đỡ Dế Choắt
Câu 4. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
- Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:
- Dế Mèn hả hê vì trò đùa tai quái của mình.
- Sợ hãi khi thấy chị Cốc mổ Dế Choắt.
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hành động ngu dốt, dại dột của mình.
- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
- Dế Mèn ân hận vì việc mình đã làm, sám hối chân thành, đứng trước mộ của Dế Choắt và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học: Không nên quen thói hung hăng, bậy bạ, trêu trọc người khác vô cớ; không nên ích kỉ để mang tai vạ cho người khác và cho chính mình.
Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào nói về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện giống với hình dáng của chúng ở ngoài thực tế.
- Tác phẩm viết về loài vật cũng có cách viết tương tự: “Ếch ngồi đáy giếng”, “Đeo nhạc cho mèo”, "Con hổ có nghĩa",...
Trên đây là bài Soạn văn 6 Bài học đường đời đầu tiên tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Bài học đường đời đầu tiên.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----