Soạn văn 11 Hầu trời tóm tắt

1. Bố cục bài thơ Hầu trời

Gồm 3 phần:

  • Phần 1 (từ “Đêm qua chẳng biết có hay không” đến “Thật được lên tiên sướng lạ lùng”): giới thiệu về câu chuyện.
  • Phần 2 (từ “Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc” đến “Anh gánh lên đây bán chợ Trời’): thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
  • Phần 3 (từ “Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt” “ đến “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”)

2. Hướng dẫn soạn văn Hầu trời

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

  • Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường “Chẳng hốt hoảng, không mơ màng” và câu chuyện có vẻ là thật. Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện mà tác giả sắp kể.
  • Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện.

Câu 2: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về các tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

  • Thi nhân đọc thơ một cách hào hứng và có phần tự đắc, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình.
  • Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
  • Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình. Bởi lẽ, ông ý thức được về tài năng và thơ văn của mình.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

  • Cảm hứng hiện thực: kể cho Trời nghe hoàn cảnh của mình ở hạ giới: một cảnh sống nghèo khó, vất vả đủ điều của kiếp nhà văn.
  • Ý nghĩa đoạn thơ:
    • Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác.
    • Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, càng khiến người đọc ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của một lớp nhà văn trong chế độ cũ.

Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)

  • Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
  • Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
  • Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Hầu Trời của Tản Đà. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tổng hợp hệ thống kiến thức của văn bản này tại đây: Hầu Trời - Tản Đà.

 

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?