Soạn văn 11 Đây thôn Vĩ Dạ tóm tắt

1. Bố cục bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có bố cục gồm 3 khổ:

  • Khổ 1: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?... Lá trúc che ngang mặt chữ điền."

→ Nội dung chính của khổ 1 làm toát lên vẻ đep dịu dàng, thiên nhiên của xứ Huế trong khung cảnh thơ mộng đó là những suy tư, hoài niệm, chút bâng khuâng, thương nhớ của tác giả.

  • Khổ 2: "Gió theo lối gió, mây đường mây... Có chở trăng về kịp tối nay?"

→ Khổ thơ thể hiện sự mơ hồ, huyền ảo trong cảnh sắc thên nhiên và lòng người với những hình ảnh như mây, gió, trăng. Tuy đều là những cảnh vật lãng mạn, trữ tình nhưng chứa đựng nỗi buồn mênh mang, sâu thẳm.

  • Khổ 3: "Mơ khách đường xa, khách đường xa... Ai biết tình ai có đậm đà?"

→ Nội dung chính của khổ thơ là sự mong đợi xen lẫn hoài nghi, một khát vọng về tình yêu và cuộc sống mãnh liệt của Hàn Mặc Tử.

Có thể các em cần xem: Bài giảng Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

2. Hướng dẫn soạn văn Đây thôn Vĩ Dạ

Câu 1: Phân tích nét đẹp của phong cảnh Thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Mở đầu bài thơ là một câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

  • → Câu thơ gợi ra nhiều cách hiểu:
    • Nhà thơ tưởng tượng ra lời của cô gái Vĩ Dạ vừa như trách móc nhẹ nhàng, vừa như chào mời thiết tha đối với mình.
    • Cũng có thế đó là lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình.
  • Chính câu thơ mở đầu đã trở thành duyên cớ làm sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ những hoài niệm về thôn Vĩ và xứ Huế:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

  • → Cảnh thôn Vĩ Dạ qua tâm hồn mộng tưởng cúa nhà thơ thật đẹp và thơ mộng:
    • Những hàng cau cao vút vươn lên đón ánh nắng ban mai - nắng mới lên.
    • Vườn cây tươi tốt đến nõn nà lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sớm (dược diễn tả qua cụm từ cảm thán umướt quá” và phép so sánh '‘‘xanh như ngọc”).
    • Thấp thoáng trong khu vườn xanh tươi, đằng sau những khóm trúc có bóng người kín đáo, dịu dàng, phúc hậu (thể hiện qua hình ảnh “mặt chứ điền”).

⇒ Cảnh ở đây đẹp trong sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Phải là người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ mới lưu lại được trong tâm trí những hình ảnh sống động và đẹp đẽ như thế.

Câu 2: Hình ảnh gió, mây, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?

  • Dòng hoài niệm của nhà thơ về cảnh vật xứ Huế vẫn tiếp tục và mở rộng đến mây, gió, và trăng :

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

→ Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn tả từ trong chiều sâu của cảnh vật: mang những nét đẹp thơ mộng rất riêng của xứ Huế nhưng lại rất buồn, gợi sự chia lìa cách trở. Phải chăng nỗi buồn của thi nhân đã hoà nhập vào cảnh vật?

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

→ Cảnh sông Hương xứ Huế hiện lên một vẻ đẹp lung linh vừa thực vừa mộng dưới ánh trăng trở thành hình ảnh mộng tưởng. Gợi lên mối tình thương nhớ, nỗi khát khao gặp gỡ, niềm mong đợi hạnh phúc đến cháy bỏng của nhà thơ.

Câu 3: Ở khổ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

  • Tâm sự cùa nhà thơ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

  • → Hình ảnh thơ vừa mang nét thực, vừa thể hiện lối nói bóng gió, ẩn chứa tâm sự của nhà thơ:
    • Hình ảnh tả thực: Lắng sâu trong mộng tưởng và trí tưởng tượng của nhà thơ, hình ảnh cô gái Huế hiện lên với màu áo trắng lẫn vào trong sương khói đầy hư ảo của xứ Huế.
    • Nghĩa bóng: Cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho cái tình người trở nên khó hiểu và xa vời? Giữa nhà thơ và người mình mơ mộng yêu thương là một khoảng cách mịt mờ sương khói.
  • Cũng bởi mang một nỗi lòng thầm kín ấy mà nhà thơ nay sinh chút hoài nghi mơ hồ:

Ai biết tình ai có đậm đà?      .

  • → Hai đại từ phiếm chỉ “ai” mở ra hai ý nghĩa cho câu thơ:
    • Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà hay không?
    • Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ đối với xứ Huế rất đậm đà?

⇒ Xét đến cùng, chính niềm thiết tha với cuộc đời đã khiến nhà thơ phải bật lên thành câu hỏi day dứt lòng người.

Câu 4: Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?

  • Tứ thơ trong bài thơ Đây thôn Vì Dạ có hai điểm đặc biệt:
    • Mở đầu bài thư là một câu hỏi tự vấn: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 11 câu tiếp theo, tác giả tự trả lời câu hỏi ấy bàng những hình ảnh thơ, ý thơ. Đây chính là tứ thơ bộc bạch tâm trạng của tác giả.
    • Toàn bài thư là một khối thống nhất có sự liên kết về logic nội tại của tâm trạng thi nhân, nhưng giữa ba khổ thơ lại có sự chuyển ý về tứ thư và hình ảnh thơ: từ cảnh vườn quê trong khổ thơ thứ nhất sang cảnh sông trăng và thuyền trăng trong khổ thơ thứ hai, đến cảnh áo em trắng quá nhìn không ra trong khổ thơ thứ ba.
  • Bút pháp của Hàn Mặc Tử trong bài thơ là bút pháp trữ tình thiên về gợi tả và giàu liên tưởng với những hình ảnh biếu hiện nội tâm nhằm bộc lộ tâm trạng của chính mình.

Trên đây là phần hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ, hy vọng với những gợi ý trả lời các câu hỏi, các em sẽ nắm được nội dung chính của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đây thôn Vĩ Dạ.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?