1. Tóm tắt nội dung văn bản Một thời đại trong thi ca
- Trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca, tác giả đã nêu lên những vấn đề quan trọng và chỉ ra cái khó của việc đi tìm “tinh thần thơ Mới”.
- Hoài Thanh đưa ra nguyên tắc nhận diện thơ cũ – thơ mới thông qua việc nhìn vào đại thể và so sánh cái hay với cái hay.
- Trong tinh thần thơ Mới, chữ “tôi” của thơ mới đối lập với chữ “ta” của thơ cũ. Cuối cùng, tác giả đã nêu ra cách giải quyết bi kịch của chữ “tôi” bằng cách gửi cả vào tình yêu tiếng Việt.
Để chuẩn bị thật tốt cho bài soạn, các em có thể tham khảo bài giảng Một thời đại trong thi ca do Chúng tôi tổng hợp và biên soạn.
2. Hướng dẫn soạn văn Một thời đại trong thi ca
Câu 1: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Tác giả đã nêu ra cách nhận diện thế nào?
- Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là:
- Ở mỗi thời đại thơ đều có những cái hay, cái dở riêng. Do vậy, việc lựa chọn bài để so sánh là một cái khó.
- Nguyên nhân tiếp theo là vì “Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rơi rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau…”
- Từ 2 nguyên nhân trên, tác giả đã đưa ra những nguyên tắc để nhận diện thơ cũ và thơ mới như sau:
- So sánh cái hay với cái hay.
- Chỉ căn cứ vào đại thể, vì chỉ có đại thể mới có thể đại diện cho nghệ thuật.
Câu 2: Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi dân Việt Nam lúc bấy giờ là gì?
- Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi dân Việt Nam lúc bấy giờ là chữ “tôi”:
- Ngày trước là thời đại của chữ “ta”, bây giờ là thời đại của chữ “tôi”.
- Chữ “tôi” lúc trước phải ẩn mình sau chữ “ta”. Chữ “tôi” bây giờ mang ý nghĩa cá nhân, bơ vơ, đầy bi kịch,.
Câu 3: Vì sao tác giả nói chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” và “tội nghiệp”?
- Tác giả nói chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” và “tội nghiệp” vì:
- Cái “tôi” bây giờ không còn khí phách ngang tàng như Lí Bạch, cũng không có cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Công Trứ.
- Mà nó mang vẻ đắm say, muốn thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, điên cuồng như: Xuân Diệu – Say đắm vẫn bơ vơ; Thế Lữ - Động tiên đã khép; Lưu Trọng Lư – Tình yêu không bền; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên – Điên cuồng rồi tỉnh.
Câu 4: Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” lúc bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
- Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” lúc bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách gửi cả tình yêu vào tiếng Việt. Vì họ tin vào triết lí: “Truyện Kiều còn; tiếng ta còn; tiếng ta còn; nước ta còn” và tin rằng tinh thần thơ xưa có thể biến thiên chứ không thể tiêu diệt được.
Câu 5: “Một thời đại trong thi ca” là một tiểu luận phức tạp và phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn cảm thấy dễ hiểu và hấp dẫn?
- Các bước lập luận trật tự, logic, khả năng thuyết phục cao
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, uyển chuyển dẫn dắt vào vấn đế
- Dùng hình ảnh đặc sắc để thay thế cho sự khô khan.
- Tác giả nói cái khó ngay khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ Mới. Đó là cách nhìn khách quan, biện chứng và có tính khoa học.
Trên đây là phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi của văn bản Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh. Các gợi ý sẽ giúp các em nắm vững nội dung của bài học, đồng thời nắm được các luận điểm chính trong bài Một thời đại trong thi ca cũng như bố cục của văn bản. Ngoài ra, để có thể chuẩn bị thật tốt cho bài học, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết: Một thời đại trong thi ca.
------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------