Soạn văn 11 Tự tình II của Hồ Xuân Hương tóm tắt

1. Bố cục bài thơ Tự tình II

  • Phần 1: 4 câu thơ đầu (Hai câu đề và hai câu thực): Sự cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng.
  • Phần 2: Câu 5 + 6 (Hai câu luận): Tâm trạng phẫn uất và thái độ mạnh mẽ muốn vượt lên trên hoàn cảnh.
  • Phần 3: Câu 7 + 8 (Hai câu kết): Tậm trạng chán chường và buồn tủi của nữ sĩ .

2. Hướng dẫn soạn văn Tự tình II

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phân nữ sĩ).

  • Tâm trạng: buồn tủi, xót xa, ngao ngán trước thực tại, trước duyên phận hẩm hiu.
  • Thời gian: đêm khuya ⇒ gợi cảm giác tâm trạng buồn thêm buồn
  • “Trơ”: trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng ⇒ nỗi đau và sự thách thức
  • “Cái hồng nhan”: gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.
  • “Say lại tỉnh” ⇒ cái vòng luẩn quẩn của duyên số, nỗi xót xa, thương cảm cho chính bản thân mình.
  • Hình tượng “Bóng xế”: tuổi xuân đã trôi qua mà đường tình duyên còn dang dở.

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

  • Diễn tả tâm trạng phẫn uất và thái độ thách thức muốn vượt lên trên hoàn cảnh của nữ sĩ.
  • Hình tượng “Xiên mặt đất” và “đâm toạc chân mây” ⇒ thể hiện sự bức bối và muốn phá vỡ mọi lối mòn quen thuộc.
  • Những động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với ngang, toạc ⇒ thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh và muốn phản kháng lại tất cả.

Câu 3: Hai câu thơ kết nói lên tâm sự gì của tác giả? (Chú ý nghĩa của từ xuân, lại và nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con).

  • Tâm trạng chán chường và buồn tủi của nữ sĩ trước vòng xoay của con tạo.
  • “Xuân” gồm hai nghĩa: vừa là mùa xuân của thiên nhiên và là tuổi xuân của con người. Mùa xuân thì đi rồi đến nhưng tuổi xuân thì một đi không trở lại.
  • Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình- san sẻ - tí – con con: nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, nghịch cảnh éo le.

Câu 4: Bài thơ nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó?

  • Bi kịch của nữ sĩ: ý thức rất rõ về thân phận và số phận của bản thân.
  • Bi kịch được thể hiện rõ qua bốn câu thơ đầu.
  • Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc được thể hiện rõ qua bốn câu thơ cuối, đặc biệt là câu 5 và 6.

Trên đây là bài Hướng dẫn soạn bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương bản tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể hệ thống thêm những kiến thức về bài thơ này tại đây: Bài giảng Tự tình II.

 

---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?