PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU CỦA ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Học sinh cần nhớ và nắm được kiến thức về từ phổ, đường sức từ và quy tắc nắm tay phải.
1. Từ phổ - Đường sức từ
• Từ phổ: là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ
• Đường sức từ:
Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm
- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm là giống nhau
2. Quy tắc nắm tay phải
Nắm nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Đầu A của ống dây là cực Bắc. Muốn cực A của ông dây là cực Nam thì phải làm như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Để đầu A chuyển thành cực Nam thì ta chỉ cần đảo chiều dòng điện đi qua ống dây. Vì khi đảo chiều dòng điện thì chiều của đường sức từ cũng thay đổi, và cực từ của ống dây cũng thay đổi
Ví dụ 2: Trong giờ thực hành vật lí, thầy Vũ làm một thí nghiệm để xác định cực của kim nam châm. Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Khi thầy Vũ đóng công tắc K thì cực X của kim nam châm bị hút lại gần đầu B của ống dây. Hai cực X, Y là cực gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
X là cực Nam, Y là cực Bắc
Vì theo quy tắc bàn tay phải đầu B của ống dây là cực Bắc. Mà đầu B hút cực X của kim nam châm nên X là cực Nam và Y sẽ là cực Bắc
Ví dụ 3 : Liên thực hành một thí nghiệm về từ trường. Thí nghiệm mà Liên thực hiện được mô tả như hình vẽ. Khi cho một dòng điện một chiều chạy qua ống dây, bạn Liên thấy kim nam châm bị đẩy ra xa B. Dòng điện đi qua ống dây có chiều như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Dòng điện trong cuộn dây có chiều từ A đến B
Do kim nam châm bị đẩy ra xa nên đầu B của ống dây phải là cực Bắc. Tức là đường sức từ của ống dây đu ra từ đầu B của ống dây. Sử dụng quy tắc nắm tay phải suy ra chiều dòng điện qua cuộn dây có chiều từ A sang B
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì?
A. Độ mạnh yếu của từ trường. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh và ngược lại
B. Độ mạnh yếu của từ trường. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu và ngược lại
C. Độ mạnh yếu của cường độ dòng điện. Chỗ đường sức từ càng mau thì dòng điện tại đó càng mạnh và ngược lại
D. Độ mạnh yếu của cường độ dòng điện. Chỗ đường sức từ càng mau thì dòng điện tại đó càng yếu và ngược lại
Câu 2: Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở ngoài ống dây (có dòng điện chạy qua) chúng là những đường cong.
A. Đi ra từ cực âm và đi vào từ cực dương của ống dây
B. Đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của ống dây
C. Đi ra từ cực Nam và đi vào từ cực Bắc của ống dây
D. Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của ống dây
Câu 3: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định.
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn
B. Chiều của đường sức từ trong nam châm
C. Chiều của đường sức từ trong mạch điện
D. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
...
------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp xác định Chiều của đường sức từ môn Vật Lý 9 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !