Phương pháp giải dạng bài tập Ứng dụng của nam châm môn Vật Lý 9 năm 2020-2021

PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Học sinh cần nhớ và nắm được các kiến thức cơ bản về Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện

1. Nam châm vĩnh cửu

Đặc điểm:

- Có hai từ cực: cực Bắc (N) và cực Nam (S). Khi để tự do cực Bắc luôn chỉ hướng Bắc, cực Nam luôn chỉ hướng Nam

- Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

- Có thể hút các kim loại như: sắt, niken, coban…

• Ứng dụng: Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…

2. Nam châm điện

• Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non (để tăng tác dụng từ của nam châm)

• Đặc điểm:

- Có hai từ cực: cực Bắc (N) và cực Nam (S). Có thể thay đổi cực từ bằng cách thay đổi chiều dòng điện.

- Lực từ của nam châm điện có thể tăng (hoặc giảm) bằng cách: tăng (giảm) cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng (giảm) số vòng dây của cuộn dây hoặc thay đổi hình dạng, kích thước lõi sắt non

• Ứng dụng của NC điện: Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kĩ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện…

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1 : Nam có một thanh nam châm thẳng như trên hình vẽ. Do vô tình thanh nam châm bị gãy ra làm hai nửa bằng nhau. Khi để tự do, hai nửa này có thể chỉ hướng như la bàn không?

A. Không, vì hai nửa này đã mất hết từ tính

B. Không, vì mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ

C. Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ khác tên ở hai đầu

D. Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Vì mỗi thanh nam châm bất kì luôn có hai cực từ khác tên ở mỗi đầu. Nên nó có thể chỉ hướng như kim la bàn.

Ví dụ 2 : Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình).

Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ:

A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện

B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện

C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn

D. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ tính nên không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu

Ví dụ 3 : Vì sao khi cho dòng điện chạy qua loa điện, thì loa điện lại phát ra âm thanh?

Hướng dẫn giải:

Vì khi có dòng điện chạy qua loa thì ống dây dao động. Màng loa được gắn với ống dây nên khi đó màng loa sẽ dao động theo ống dây và phát ra âm thanh.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. La bàn, bóng đèn huỳnh quang

B. Bút thử điện

C. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp

D. Đi – na – mô xe đạp, la bàn

Câu 2: Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?

A. Bóng đèn dây tóc    

B. Bàn là điện

C. Rơ le điện từ    

D. La bàn

...

------(Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Ứng dụng của nam châm môn Vật Lý 9 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?