PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘNG CƠ ĐIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Học sinh cần nhớ và nắm được các kiến thức cơ bản về động cơ điện một chiều và máy phát điện xoay chiều
1. Động cơ điện một chiều
• Cấu tạo động cơ điện một chiều
Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:
- Nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn (bộ phận quay) cho dòng điện chạy qua. Trong đó: Bộ phận đứng yên gọi là Stato và Bộ phận quay gọi là Rôto
- Ngoài ra, còn có bộ góp điện (để khung dây có thể quay liên tục) và thanh quét C1; C2 để đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây
Cấu tạo của động cơ điện
• Tác dụng của động cơ điện:
Chuyển hóa năng lượng: Điện năng → cơ năng.
2. Máy phát điện xoay chiều
• Cấu tạo:
- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
• Tác dụng: chuyển đổi năng lượng: cơ năng => điện năng
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1 : Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm điện khi hoạt động thì nam châm điện có tác dụng gì?
A. Tạo ra từ trường.
B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Khi nam châm điện quay thì các đường sức từ cũng quay theo nam châm, làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên và xuất hiện dòng điện cảm ứng
Ví dụ 2 : Trong máy phát điện xoay chiều có roto là cuộn dây, chỉ khi cuộn dây quay thì mới xuất hiện dòng điện xoay chiều. Em hãy giải thích tại sao lại như vậy?
Hướng dẫn giải:
Vì khi cuộn dây trong máy phát điện quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên và làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây. Khi cuộn dây không quay thì số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây không đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
Ví dụ 3 : Vì sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, ta phải dùng nam châm điện để tạo ra từ trường?
Hướng dẫn giải:
Vì để chế tạo ra nam châm điện có từ trường mạnh đơn giản hơn nam châm vĩnh cửu và khi dùng nam châm điện thì người ta có thể tùy chỉnh được độ mạnh yếu của từ trường.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Bản chất của lực làm động cơ điện hoạt động là:
A. Lực từ
B. Lực tĩnh điện
C. Lực ma sát
D. Tùy từng loại động cơ, có thể là lực từ hoặc lực tĩnh điện, lực ma sát
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến công suất của động cơ điện?
A. Cường độ dòng điện chạy qua khung dây
B. Độ mạnh yếu của nam châm trong động cơ
C. Từ trường của Trái Đất
D. Số vòng dây trong khung dây dẫn
Câu 3: Động cơ điện khi hoạt động sẽ biến đổi:
A. Cơ năng thành điện năng
B. Điện năng thành cơ năng
C. Động năng thành thế năng
D. Thế năng thành động năng
Câu 4: Cho một thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng thì điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
A. Cuộn dây phải tạo thành mạch kín
B. Thanh nam châm phải là thanh nam châm thẳng
C. Thanh nam châm phải có kích thước lớn hơn cuộn dây
D. Điều kiện B và C không cần thiết
...
------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Động cơ điện và Máy phát điện môn Vật Lý 9 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !