Phương pháp giải dạng bài tập Tính điện trở tương đương của mạch điện hỗn hợp môn Vật Lý 9 năm 2020

PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA MẠCH HỖN HỢP

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Viết sơ đồ mạch điện:

Ví dụ: (R1 nt R2) // [(R3 // R4) nt R5]

Áp dụng các công thức tính điện trở tương đương của các đoạn thành phần theo thứ tự trong ngoặc đơn trước ‘()’, sau đó là ngoặc vuông “[]”, tiếp theo là ngoặc nhọn “{}” và cuối cùng tính điện trở tương đương cả mạch.

- Đối với đoạn mạch thành phần nối tiếp:

Rtd = R1 + R2 + R3 + ….

- Đối với đoạn mạch song song:

\(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} + ...\)

2. BÀI TẬP VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 1: Cho mạch điện có R1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω có sơ đồ như hình vẽ. Hãy tính điện trở tương đương.

Giải

Viết sơ đồ mạch điện: R3 nt (R1 // R2)

Với bài toán mắc hỗn hợp này, ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.

Ta có:

\(\begin{array}{l} \frac{1}{{{R_{12}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\\ \Rightarrow {R_{12}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{6.4}}{{6 + 4}} = 2,4\Omega \end{array}\)

Rtb = R3 + R12 = 6 + 2,4 = 8,4 Ω

Bài 2: Cho mạch điện như sơ đồ, biết R1 = 2Ω; R2 = 4Ω, R3 = 6 Ω. Hãy tính điện trở tương đương:

Giải

Viết sơ đồ mạch điện: R3 // (R1 nt R2)

Ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.

Ta có: R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6 Ω

\(\begin{array}{l} \frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_{12}}}} + \frac{1}{{{R_3}}}\\ \Rightarrow {R_{td}} = \frac{{{R_{12}}{R_3}}}{{{R_{12}} + {R_3}}} = \frac{{6.6}}{{6 + 6}} = 3\Omega \end{array}\)

Bài 3: Tính điện trở tương đương của những đoạn mạch điện sau đây, biết rằng các điện trở đều bằng nhau và bằng 12 Ω.

Giải

Sơ đồ mạch điện: R1 nt [(R2 nt R3)// R4];

Ta có R23 = R2 + R3 = 12 + 12 = 24 (Ω).

\({R_{234}} = \frac{{{R_{23}}{R_4}}}{{{R_{23}} + {R_4}}} = \frac{{24.12}}{{24 + 12}} = 8\Omega \)

Rtd = R1 + R234 = 12 + 8 = 20 (Ω).

3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

Đáp án: Điện trở tương đương: 2/3R 

Bài 2: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

Đáp án: Điện trở tương đương: 3/2R 

Bài 3: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ω.

Đáp án: Rtd = 20/3 Ω

Bài 4: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 12 Ω.

Đáp án: Rtd = 5 Ω.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ, biết R1 = R= R3 = 2Ω; R4 = R= 4Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.

Đáp án: Rtd = 3,4 (Ω)

...

------( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Tính điện trở tương đương của mạch điện hỗn hợp môn Vật Lý 9 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?