BÀI TẬP TÍNH CÔNG CỦA CƠ
a. Công thức áp dụng.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra s= A/F và F = A/s
(Đơn vị tính lực F là niutơn, độ dài là s là mét và công là A là jun; 1J = 1 Nm)
Lưu ý, khối lượng của vật bằng 1 kilogam thì trọng lực là 10 niutơn
b. Bài tập vận dụng.
Bài 1: Kết quả thực nghiệm về biên độ co cơ ngón tay của 1 lớp
Khối lượng quả cân (g) | 100 | 200 | 300 | 400 | 800 |
Biên độ co cơ ngón tay(cm) | 7 | 6 | 3 | 1,5 | 0 |
Công co cơ ngón tay |
|
|
|
|
|
Hãy tính công co cơ ngón tay của các bạn trên?
Giải.
Đổi g sang kg; 1kg = 1000g, => 100g = 0,1kg tương tự ta đổi đươc 200g, 300g …
Ta đổi kg sang niutơn; 1kg = 10N vậy 0,1kg = 1N
Ta đổi từ cm sang m; 1m = 100cm vậy 7cm = 0,07m tương tự ta đổi đươc các phép còn lại.
Áp dung công thức tính công A= F.s
Thay số vào ta có A= 1. 0,07 = 0,07 J
Kết quả như sau:
Khối lượng quả cân (g) | 100 | 200 | 300 | 400 | 800 |
Biên độ co cơ ngón tay(cm) | 7 | 6 | 3 | 1,5 | 0 |
Công co cơ ngón tay | 0,07 | 0,12 | 0,09 | 0,06 | 0 |
Bài 2. Một người kéo gầu nước nặng 3000g với khoảng cách là 1100 cm. Hãy tính công của cơ bắp tay là bao nhiêu?
Giải.
Áp dụng công thức tính công A = F.s
Đổi 3000g = 3kg tương ướng 30 N ; 1100cm = 11m
Thay số vào ta có: A = 30. 11 = 330 J
Bài 3. Tính quảng đường mà vật đã di chuyển, biết một người kéo một vật nặng 3000g đã cần một công sinh ra là 30.000 J
Giải.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra s= A/F
Đồi 3000g= 3kg tương ứng 30 N. thay số ta được.
Quảng đường vật di chuyển = 30000/ 30= 1000m= 1km
Bài 4. Tính trọng lựơng của vật, biết một người, vác một bì lúa đã cần một công sinh ra là 6.000 J, Với quảng đường 20m.
Giải.
Áp dụng công thức: A= F.s suy ra F= A/s
Thay số vào ta có: F = 6000/20 = 300N tương đương với 30 kg.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!