Phương pháp giải các dạng bài tập sinh học tế bào khó Sinh học 9

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP SINH HỌC TẾ BÀO KHÓ

Dạng: Tính khối lượng tối thiểu của các đại phân tử hữu cơ:

Giả sử một phân tử A có chứa nguyên tố M chiếm tỉ lệ a% trong phân tử A

  • Khối lượng phân tử của A: mA\(\frac{M}{{a\% }}\)  (M là khối lượng mol của nguyên tố M)

Bài 1:            

1) Nitơ (khối lượng phân tử tương đối M=14) chiếm 8,48% khối lượng của L-phêninalanin. Khối lượng phân tử tối thiểu của L-phêninalanin là bao nhiêu?

2) Phân tử miôglôin chứa 0,335% sắt (Fe=56). Tính Xmin

Giải:

  1. Xmin = \(\frac{{14}}{{8,48\% }} = 165\) (vì L-phêninalanin chỉ có một nguyên tử nitơ)
  2. Xmin = \(\frac{{56}}{{0,335\% }} \approx 16716,4\)

Bài 2:            

a) Nitơ (M=14) chiếm 19,17% khối lượng của L-lizin. Khối lượng phân tử của L-lizin là bao nhiêu?

b) Phân tử L-lizin chứa 2 nguyên tử nito. Khối lượng phân tử của nó là bao nhiêu?

Giải:

  1. Xmin  ≈ 73
  2. Xmin  ≈ 146

{-- Nội dung đề và đáp án bài tập 3 và 4 của Phương pháp giải các dạng bài tập sinh học tế bào khó Sinh học 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Bài 5: Phân tử AND của vi khuẩn E.coli gồm khoảng 4,6x106 cặp bazo và nặng 4,66x10-15 g. Biết rằng mỗi vòng xoắn của AND là 3,4 nm và gồm 10 cặp bazo nito. Tính khối lượng của một đoạn AND dài 0,1 nm       1) bằng gram             2) bằng Dalton

Giải:

  1. Ta có:  

=> Số cặp bazo nito  \(= \frac{{0,1x10}}{{3,4}} = \frac{{10}}{{34}}\) (cặp)

=> Khối lượng AND \(= \frac{{10}}{{34}}\frac{{4,66x{{10}^{ - 15}}}}{{4,6x{{10}^6}}} \approx 2,98x{10^{ - 22}}\) g

  1. 1 Da = 1 đvC = 1 u = 1,6605 x 10-24 g

Khối lượng ADN = 179, 44 Da

Bài 6: Nếu một mảng lipit điển hình có đường kính 70 nm và mỗi phân tử lipit có đường kính 0,5 nm. Có bao nhiêu phân tử lipit để tạo nên mảng lipit trên chỉ gồm lipit? Với tỉ lệ 50 phân tử lipit/ 1 phân tử protein thì có bao nhiêu phân tử protein trong mảng lipit điển hình đó?

            Giải:

+ Diện tích bề mặt mảng lipit:  \(S = \pi {r^2} = \pi {.35^2}\) (nm2)

+ Diện tích một phân tử lipit: \(S' = \pi {r^2} = \pi .{\left( {0,25} \right)^2} \)(nm2)

  • Số phân tử lipit = \(\frac{S}{{S'}} = \frac{{{{35}^2}}}{{0,{{25}^2}}} = 19600\) (phân tử)

Vì màng liput là màng kép => Tổng số lipit màng = 19 600 x 2 = 39 200

  • Số phân tử protein = \(\frac{{39200}}{{50}} = 784\)

Bài 7: Có khoảng 107 riboxom trong một tế bào gan. Cho rằng riboxom là một khối cầu có đường kính 20 nm và tế bào gan là khối hình vuông có cạnh 20 µm. Các riboxom chiếm bao nhiêu % khối lượng tế bào gan?

            Giải:

+ Phải tính: V1rbx → Vrbx/tb → Vtb → % khối lượng

  • Tỉ lệ riboxom trong tế bào \(= \frac{{{{10}^7}x\frac{{4\pi }}{3}x{{10}^3}}}{{{{\left( {20x10} \right)}^3}}}x100 \approx 0,52\% \)

Bài 8: Một tế bào nhân thực chứa khoảng 107 riboxom và phân chia trong 24 giờ.

1. Tính số lượng riboxom được tạo ra trong 1 giây để đảm bảo cho các tế bào con có đủ riboxom.

2. Các riboxom chứa hai loại ARN 28S và 18S, được tổng hợp ở dạng tiền chất  ARN 45S. Thời gian tổng hợp một phân tử ARN 45S là 3 phút. Biết rằng gen mã hóa cho ARN 45S có thể phiên mã một lúc 100 phân tử, bao nhiêu bản sao của gen đó mà bộ gen cần chứa để đảm bảo tổng hợp đủ 107 riboxom trong 24 giờ?

Giải:

  1. Số lượng rbx tạo ra sau 1 giây \( = \frac{{{{10}^7}}}{{24.60.60}} \)  ≈ 116
  2. Để tính số bản sao, cần tính số ARN 45S mà mỗi bản sao tổng hợp trong 24 giờ:

Số ARN 45S trạo ra trong 24 giờ = \(100.\frac{{24.60}}{3} = 48000 \)

= > Số bản sao của gen = \(\frac{{{{10}^7}}}{{48000}} \approx 208 \)

Bài 9: Các tế bào hồng cầu đảm trách chuyên chở oxi tới các mô của cơ thể chỉ sống khoảng 120 ngày. Các tế bào hồng cầu thay thế được sản xuất trong tủy xương. Phải mất bao nhiêu lần phân bào trong 1 giây ở tủy xương để thay thế đủ các tế bào hồng cầu.

            Sau đây là một số thông tin cơ sở để tìm câu trả lời : có khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu / 1 mm3 máu. Người trưởng thành có 5 lít máu (5000 cm3).

            Giải:

Đổi đơn vị: 5 000 cm3 = 5x106 mm3

+ Số tế bào trong cơ thể : 5x106 x 5x106 = 25x1012 (tế bào)

+ Số tế bào cần tạo ra trong 1s để thay thế: \( A = \frac{{{{25.10}^{12}}}}{{{{120.24.60}^2}}} = 2411265 \) (tế bào)

  • Số lần phân bào: \( n = \frac{{\log A - \log 1}}{{\log 2}} \approx 21 \)

Bài 10: Glucozo-6-photphat đêhiđrôgenaza (G-6DP) xúc tác phản ứng:

            D-glucozo 6-phophat + NADP+ <=> 6-phophoglucono-δ-lacton + NADPH +H+

Trong hồng cầu người, hoạt tính đặc hiệu của G-6DP bình thường là 1,4 IU/ml hồng cầu. Biết rằng IU (International Unit) là đơn vị quốc tế đánh giá hoạt tính enzim (1 IU = 1 mol được chuyển hóa trong 1 phút) và D-glucozo 6- phophat dồi dào trong suốt thời gian thí nghiệm. Cần thời gian bao lâu để chuyển hóa 100 µg D-glucozo 6-phophat (Khối lượng phân tử M=260) thành 6-phophoglucono-δ- lacton trong 0,5 ml hồng cầu?

            Giải:

+ Hoạt tính của enzim G-6PD trong 0,5 ml hồng cầu = 1,4 x 0,5 = 0,7 IU (có nghĩa là: 0,7 µmol D-G6-P được chuyển hóa trong 1 phút)

+ Số mol D-G6-P có trong 100 µg = \(= \frac{{100 \times {{10}^{ - 6}}}}{{260}} \times {10^6} = \frac{5}{{13}}\left( {\mu mol} \right)\)  

  • Thời gian chuyển hóa: \(t = \frac{5}{{13 \times 0,7}} = 0,55phút \approx 33giây\)

{-- Nội dung đề và đáp án bài tập 11-16 của Phương pháp giải các dạng bài tập sinh học tế bào khó Sinh học 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải các dạng bài tập sinh học tế bào khó Sinh học 9. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?