2 dạng bài tập quan trọng về Biến trở môn Vật lý 9 năm học 2019-2020

2 DẠNG BÀI TẬP QUAN TRỌNG VỀ BIẾN TRỞ MÔN VẬT LÝ 9

DẠNG 1: BIẾN TRỞ ĐƯỢC MẮC NỐI TIẾP VỚI PHỤ TẢI

            Khi con chạy C dịch chuyển làm biến trở có giá trị Rx

1)  R = Rtải + Rx    trong đó Rx là phần điện trở tham gia của biến trở .

2)  I Rx là cường độ dòng điện trong mạch chính  và URx = Utm - Utải

3)  Khi C trùng với điểm đầu lúc đó Rx = 0 & R = Rtải ( là giá trị nhỏ nhất của điện trở toàn mạch ) và khi đó I  đạt giá trị lớn nhất  ( vì UMN không đổi ) .

4)  Ngược lại khi C trùng với điểm cuối lúc đó R = Rtải + Rx  ( là giá trị lớn nhất của R ) và khi đó I đạt giá trị nhỏ nhất  ( vì UMN không đổi ) .

 Bài 1: ( Bài 2 sgk vật lí 9 trang 32 ) 

Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5  và cường  độ dòng điện chạy qua khi đó I = 0,6 A . Bóng đèn được mắc nối tiếp với biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12 V .Phải điều chỉnh con chạy C để RAC có giá trị R2 = ? để đèn sáng bình thường ?

Hướng dẫn

Khi đèn sáng bình thường => Iđ = 0,6 A 

=> Itm = 0,6 A (vì mạch nt)

⇒  Itm =\(\frac{U}{{{R_{AC}} + {R_1}}} = 0,6\,\,(A)\)

Từ đó HS tìm ra RAC + R1 và rút ra RAC  khi thay R1 = 7,5Ω                         

Bài 2: Cho mạch điện ( như hình vẽ ) có UAB = 12 V , khi dịch chuyển con  chạy C thì số chỉ của am pe kế thay đổi từ 0,24 A đến 0,4 A . Hãy tính giá trị R1 và giá trị lớn nhất của biến trở ?

Hướng dẫn

Khi C dịch chuyển => số đo của am pe kế thay đổi từ 0,24 A đến 0,4 A nghĩa là gì ?

+) Khi C trùng A => RAC = 0

=> RMN = R1 (nhỏ nhất )

=> I = 0,4 A là giá trị lớn nhất .

            Lúc đó R = R1 ...

Biết I & U ta tính được R1

Ngược lại

+)  Khi C trùng với B .....  I = 0,24 A là giá trị nhỏ nhất

            => R = R1 + Ro  .

Vậy biết U , R1 và I ta sẽ tính được Ro là điện trở lớn nhất của biến trở .

Bài 3: Cho mạch điện ( như hình vẽ )  Đèn loại 6 V – 3 W , UMN = 12 V không đổi .   

                             

            1 –  Khi điện trở của biến trở Rx = 20 Ω. Hãy tính công suất tiêu thụ của đèn và cho biết độ sáng của đèn thế nào ?

            2 – Muốn đèn sáng bình thường phải điều chỉnh con chạy cho Rx = ?

Bài 4: Cho mạch điện ( như hình vẽ ) Khi con chạy C ở vị trí A thì vôn kế chỉ 12 V, khi con chạy C ở vị trí B thì vôn kế chỉ 7,2 V. Tính giá trị điện trở R (Biết trên biến trở có ghi 20Ω - 1 A )

DẠNG 2: BIẾN TRỞ ĐƯỢC MẮC VỪA NỐI TIẾP, VỪA SONG SONG.

* Sử dụng bất đẳng thức ( trong đó  Ro là điện trở toàn phần của biến trở .

* HS phải biết vẽ lại mạch điện để dễ dàng sử dụng định luât ôm trong mạch nối tiếp cũng như mạch song song .

 Bài 6: ( Bài 11.4 b SBT  L9) Cho mạch điện (như hình vẽ ),đèn sáng bình thường. Với Uđm = 6 V và Iđm = 0,75 A . Đèn được mắc với biến trở Có điện trở lớn nhất băng 16  và UMN không đổi băng 12V. Tính R1 của biến trở để đèn sáng bình thường ?

Hướng dẫn

+ Trước hết HS phải vẽ lại được mạch điện & khi đó (Đ// RAC) nt RCB­

Trong đó: RAC = R1

+ Khi đèn sáng bình thường =>   Uđ = UAC = ? → UCB = ?

+  Iđ + IAC = ICB

Trong đó: 

\(\begin{array}{l} {I_{AC}} = \frac{{{U_{AC}}}}{{{R_1}}}\,\,\\ {I_{CB}} = \frac{{U - {U_d}}}{{16 - {R_1}}}\,\,\,\\ \Rightarrow \,\,{I_d} + \frac{{{U_d}}}{{{R_1}}} = \frac{{U - {U_d}}}{{16 - {R_1}}}\,\,(*) \end{array}\)            

            Học sinh giải PT (*) → Tìm được R1

...

---Để xem toàn bộ nội dung Chuyên đề 2 dạng bài tập quan trọng về Biến trở môn Vật lý 9 các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 2 dạng bài tập quan trọng về Biến trở môn Vật lý 9 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?