PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP XUNG LỰC
- ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG CỦA HỆ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
a) Xung lượng của lực
Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Δt thì tích F.Δt được định nghĩa là xung lượng của lực F trong khoảng thời gian Δt ấy.
b) Tác dụng của xung lượng của lực
Theo định luật II Newton ta có:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian Δt bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng nước va chạm là + 5m/s. Độ biến thiên động lượng của bóng là:
A. 1,5 kg.m/s B. -3 kg.m/s C. -1,5 kg.m/s D. 3 kg.m/s
Giải
Độ biến thiên động lượng:
Δp = p2 - p1 = - mv - mv = -2mv = -3 kg.m/s.
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do không vận tốc đầu trong khoảng thời gian 2,5s. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó có độ lớn là
A. Dp = 100 kg.m/s. B. Dp= 25 kg.m/s.
C. Dp = 50 kg.m/s. D.200kg.m/s.
Câu 2. Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s
C. 100 N.s. D. 20 N.s.
Câu 3. Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ
A. p1 = 2p2. B. p1 = 4p2.
C. p2 = 4p1. D. p1 = p2.
Câu 4. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 2.10-2 kgm/s. B. 3.10-2kgm/s.
C. 10-2kgm/s. D. 6.10-2kgm/s.
Câu 5. Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.
A.- 0,2N.s. B.0,2N.s.
C. 0,1N.s. D.-0,1N.s.
Câu 6. Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng
A. 50 N.s ; 5 kg.m/s. B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.
C. 10 N.s ; 10 kg.m/s. D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.
Câu 7. Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng
A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s.
C. 16 m/s. D. 160 m/s.
Câu 8. Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là
A. 1,5kg. m/s. B. -3kg. m/s.
C. -1,5kg. m/s. D. 3kg. m/s.
Câu 9. Một vật nhỏ khối lượng m =2kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẳn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là
A. 6(kgm/s). B. 10 (kgm/s).
C. 20(kgm/s). D. 28(kgm/s).
Câu 10. Chọn câu phát biểu đúng: Một vật nhỏ m =200g rơi tự do. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật từ thời điểm thứ hai đến thời điểm thứ sáu kể từ lúc bắt đầu rơi là
A. 0,8 kg.m/s. B. 8 kg.m/s
C. 80 kg.m/s. D. 800 kg.m/s.
...
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A | 2.A | 3.B | 4.B | 5.A |
6B | 7C | 8B | 9C | 10C |
11D | 12C | 13C |
|
-(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Xung lực - Độ biến thiên động lượng của hệ môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.