PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG CẦU LÕM
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Giải thích một số ứng dụng của gương cầu lõm
Dựa vào đặc điểm của sự phản xạ trên gương cầu lõm để giải thích những ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể đó là:
- Tại tiêu điểm của gương chiếu chùm tia tới phân kì đến gương thì cho chùm tia phản xạ song song.
- Ngược lại, chiếu chùm tia tới song song với trục chính đến gương thì cho chùm tia phản xạ hội tụ tại tiêu điểm.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Trong hình a và b dưới đây, hãy cho biết ảnh của đồng xu và ảnh của ngọn nến mà ta nhìn thấy có tính chất gì? Các ảnh này được tạo ra bởi loại gương gì: gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm?
Giải
Hình a) Ảnh này là ảnh ảo, có kích thước bằng vật nên đây là gương phẳng
Hình b) đây là ảnh thật, hứng được trên màn nên đây là gương cầu lõm.
Bài 2: Bạn An đặt một nguồn sáng nhỏ trước một gương G, sau khi dịch chuyển nguồn sáng đến vị trí thích hợp thì bạn An thu được một chùm tia phản xạ song song. Từ thí nghiệm của bạn An, ta có thể kết luận gương G là gương gì?
Giải
Vì gương G này có thể biến đổi một chùm sáng phân kì thành một chùm song song. Nên đây là gương cầu lõm.
Bài 3: Bóng đèn điện trong đèn pha ô tô có hai dây tóc độc lập nhau. Một dây tóc cho ánh sáng xa, một dây tóc cho ánh sáng gần. Hãy tìm hiểu vì sao chùm sáng của đèn pha có lúc cho ánh sáng gần và ánh sáng xa khác nhau. Cần phải điều chỉnh cho dây tóc đèn ở đâu?
Giải
Muốn có chùm sáng đi xa, ta điều chỉnh sao cho dây tóc đèn ở chính giữa của khoảng cách từ đỉnh gương đến tâm gương (vị trí này còn gọi là tiêu điểm của gương)
Muốn có chùm sáng gần, rộng và hướng xuống dưới thì điều chỉnh công tắc sao cho dây tóc đèn dịch chuyển gần gương hơn.
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Gương cầu lõm thường được ứng dụng:
A. Làm chao đèn pha xe ôtô, môtô, đèn pin.
B. Tập trung năng lượng mặt trời.
C. Đèn chiếu dùng để khám bệnh tai, mũi, họng.
D. Cả ba ứng dụng trên.
Câu 2: Trên hình vẽ, là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng. Thùng nước nóng lên vì:
Chọn câu giải thích rõ ràng, đầy đủ nhất.
A. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt. Mặt Trời chiếu tới gương một chùm sáng song song. Gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước, làm cho nhiệt độ tại đó tăng lên cao.
B. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt.
C. Chùm phản xạ từ gương hội tụ tại vị trí đặt thùng nước.
D. Ánh sáng chiếu vào thùng nước mạnh lên rất nhiều.
Câu 3: Bác sĩ nha khoa sử dụng gương nào để quan sát tốt hơn?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Gương phẳng và gương cầu lồi
Câu 4: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
Câu 5: Các vật nào dưới đây cso thể coi là gương cầu lõm?
A. Pha đèn pin
B. Pha đèn ô tô
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời
D. Cả A, B, C
Câu 6: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
Câu 7: Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng một dụng cụ hình tròn bằng kim loại (hình 4.22). Theo em đó là một gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm? Giải thích vì sao?
Đáp án:
Đó là gương cầu lõm, dùng để tạo ảnh lớn hơn vật để dễ quan sát chi tiết nhỏ trong răng.
Câu 8: Hãy giải thích tại sao trong các đèn pha ô tô, xe máy, đèn pin, người ta dùng gương cầu lõm mà không dùng gương cầu lồi hay gương phẳng.
Đáp án:
Pha đèn pin dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là chùm tia phân kì. Gương cầu lõm có khả năng biến đổi chùm tia tới phân kì phát ra từ vị trí thích hợp thành chùm tia phản xạ song song, giúp cho việc chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
Câu 9: Những vật nào trong hình dưới đây có thể được coi gần đúng là gương cầu lõm.
Đáp án:
Các vật ở hình b) và c) có thể coi là một gương cầu lõm vì mặt phản xạ là mặt cầu lõm.
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Ứng dụng của gương cầu lõm môn Vật Lý 7 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!