Hướng dẫn giải bài tập Bán kính, kích thước, diện tích bóng đen và vùng nửa tối – Nâng cao môn Vật Lý 7

GIẢI BÀI TẬP BÁN KÍNH, KÍCH THƯỚC, DIỆN TÍCH BÓNG ĐEN VÀ VÙNG NỬA TỐI – NÂNG CAO

Bài 1: Hình dưới đây cho biết hai cái bóng của 2 cây cột, hãy dùng phép vẽ xác định vị trí của nguồn sáng.

Giải

Kẻ hai đường thẳng đi qua đầu mút cọc và đầu mút chiếc bóng của cái cọc tương ứng, chúng cắt nhau ở đâu thì đó là nguồn sáng (Hình 1.7b)

Bài 2: Trong 1 ngày trời nắng, hãy đề xuất 1 phương án để đo chiều cao 1 ngọn tháp hay 1 cái cây như trong hình 1.8.

Giải

Cắm 1 cây gậy đã biết trước chiều cao vuông góc với mặt đất. Đo chiều dài bóng cây gậy và chiều dài bóng ngọn tháp (hay ngọn cây). Sau đó dựa theo tỉ lệ chiều dài bóng hai vật suy ra chiều cao của ngọn tháp (hay ngọn cây).

Chiều cao ngọn tháp là: H = h.L/l 

Bài 3: Một nguồn sáng hình cầu có bán kính r có tâm S cách màn ảnh một khoảng SH = 1m. Tại trung điểm M của SH người ta đặt một tấm bìa hình tròn vuông góc với SH và có bán kính R = 10 cm. Trên màn bề rộng bán kính vùng nửa tối là 4 cm và bán kính vùng tối là 18 cm. Hãy xác định r.

Tóm tắt:

SH = 1m = 100cm

SM = 50 cm; R = 10 cm

Rnửa tối = 4 cm; Rtối = 18 cm

Tìm r.

Giải

Ta có hình vẽ

HP = 18 cm và PO = 4cm

IM = HH’= R = 10 cm.

Mà PH’ = HP – HH’ = 18 - 10 = 8 cm

Ta có: PH’ = AA’ (vì ∆ AA’I = ∆PH’I )

AA’ = SA’ – SA = MI – SA = R – r

Vậy 8 = R – r = 10 – r

Suy ra r = 2 cm.

Vậy nguồn sáng rộng có bán kính r = 2cm.

...

------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập Bán kính, kích thước, diện tích bóng đen và vùng nửa tối – Nâng cao môn Vật Lý 7 có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?