PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LAI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG TƯƠNG PHẢN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN
I. Một số công thức xác định đời con
Khi so sánh lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng ta thấy rằng trong lai một cặp tính trạng F2 phân li thành 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ 3 : 1, trong khi ở lai 2 cặp tính trạng chúng phân li thành 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1. Tỷ lệ này ứng với bình phương của biểu thức (3 + 1)
(3 + 1)2 = 9 + 3 + 3 + 1
Một cách tương tự trong lai 3 cặp tính trạng sự phân li kiểu hình ở F2 cho 8 loại kiểu hình ứng với:
(3 + 1)3 = 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1
Từ đó có thể nêu nhận xét khái quát: Trong lai n cặp tính trạng thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 ứng với công thức (3 + 1)n.
- Công thức phân tính chung trong định luật phân ly độc lập ( trường hợp có tính trội hoàn toàn) đối với cơ thể có n cặp gen dị hợp phân li độc lập, khi AaBb...Nn tự thụ
| F1 | F2 | |||||
| Kiểu gen | Số kiểu giao tử | Số kiểu tổ hợp giao tử | Số loại kiểu gen | Tỉ lệ kiểu gen | Số loại kiểu hình | Tỉ lệ kiểu hình |
Lai 1 tính Lai 2 tính Lai 3 tính ............... | Aa AaBb AaBbCc ............... | 21 22 23 .............. | 21 x 21 22 x 22 23 x 23 .............. | 31 32 33 .............. | (1:2:1)1 (1:2:1)3 ............... | 21 22 23 .............. | (3:1)1 (3:1)2 (3:1)3 ............... |
Lai n tính | AaBbCc... | 2n | 2n x 2n | 3n | (1:2:1)n | 2n | (3:1)n |
Tổng quát hơn, nếu một cây dị hợp về n cặp allen giao phấn với cây dị hợp về m cặp allen thì ta có:
+ Cây dị hợp về n cặp allen có 2n loại giao tử
+ Cây dị hợp về m cặp allen có 2m loại giao tử
Do đó => Tổng số hợp tử = 2n x 2m = 2n+m
- Tỉ lệ cây có kiểu hình trội = \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^{k + m}}\)
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn trội = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}*{\left( {\frac{1}{2}} \right)^m} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n + m}}\)
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn lặn = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}*{\left( {\frac{1}{2}} \right)^m} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n + m}}\)
- Tìm số kiểu gen của một cơ thể:
Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợp và m=n-k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức:
\(A = C_n^{n - k} * {2^{n - k}} = C_n^m * {2^m}\)
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen
k là số cặp gen dị hợp
m là số cặp gen đồng hợp
Ví dụ: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra?
A. 64 B.16 C.256 D.32
Giải:
C1: Giải theo cách liệt kê các kiểu gen có thể có của cơ thể bố mẹ sau đó nhân lại với nhau:
+ Xét cơ thể bố: có 3 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp => các kiểu gen có thể có:
AaBbCcDD AaBbCcdd
AaBbCCDd AaBbccDd
AaBBCcDd AabbCcDd
AABbCcDd aaBbCcDd
Vậy có tất cả là 8 trường hợp có thể xảy ra
+ Xét cơ thể mẹ: có 1 cặp dị hợp, 3 cặp đồng hợp=> các kiểu gen có thể có:
AaBBCCDD AabbCCDD
AaBBCCdd AabbCCdd
AaBBccDD AabbccDD
AaBBccdd Aabbccdd
Nếu ta giả định Aa là cặp gen dị hợp còn 3 cặp gen còn lại đồng hợp thì ta liệt kê được 8 kiểu gen, sau đó ta thay đổi vai trò dị hợp cho 3 cặp gen còn lại. Lúc đó, số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:
8 . 4 = 32
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256
- chọn đáp án C
C2: Áp dụng công thức tính:
Số kiểu gen có thể có của cơ thể bố là:
\(A = C_4^1 * {2^1} = \frac{{4!}}{{\left( {4 - 1} \right)!.1!}} * {2^1} = 4 * 2 = 8\)
Số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:
\(B = C_4^3 * {2^3} = \frac{{4!}}{{\left( {4 - 3} \right)!.3!}} * {2^3} = 4 * 8 = 32\)
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256
- chọn đáp án C
II. Tìm kiểu gen của bố mẹ (dạng toán nghịch)
1 Kiểu gen tính riêng của từng loại tính trạng:
Xét riêng kết quả đời con lai F1 của từng tính trạng
a. F1 đồng tính:
+ Nếu bố mẹ (P) có kiểu hình khác nhau thì F1 nghiệm đúng Định luật đồng tính của Menden => tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa
+ Nếu P cùng kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2P có KG đồng hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.
+ Nếu P không rõ kiểu hình và F1 mang tính trạng trội, thì 1 trong 2P là đồng hợp trội AA, P còn lại mang KG tùy ý: AA, Aa, aa.
b. F1 phân tính:
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1
- F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menden => tính trạng là tính trạng trội, là tính trạng lặn và P đều dị hợp Aa x Aa.
- Trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 1:2:1.
- Trong trường hợp gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1
F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp => thì 1Pcó KG dị hợp Aa, P còn lại đồng hợp aa.
+ F1 phân tính không rõ tỉ lệ:
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1 là aa => P đều chứa gen lặn a, phối hợp với kiểu hình của P suy ra KG của P.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập lai 1,2, hay nhiều cặp tính trạng tương phản môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: