Các bước giải nhanh một bài toán về Lai 1, 2 hay nhiều cặp tính trạng môn Sinh học 9 năm 2021

CÁC BƯỚC GIẢI NHANH MỘT BÀI TOÁN VỀ LAI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

Việc nhận dạng các quy luật di truyền là vấn đề quyết định cho việc giải nhanh về các bài toán lai. Để nhận dạng các quy luật di truyền phải dựa vào các điều kiện cụ thể của bài toán.

+ Đối với các bài toán lai về 1, 2 hoặc nhiều cặp tính trạng phân ly độc lập thì ta dựa vào:

  • Các điều kiện về tính trạng gen quy định
  • Kết quả của phép lai để xác định

+ Đối với bài toán về tương tác giữa các gen không allen thì ta dựa vào:

  • Dựa vào các điều kiện về phép lai
  • Kết quả phân tích đời con qua các phép lai

I. Cách nhận dạng  Quy Luật Di Truyền

1. Trường hợp bài toán đã xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con:

1.1. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình của đời con

1.1.1. Khi lai 1 tính trạng

Tìm tỉ lệ phân tích về KH ở thế hệ con đối với loại tính trạng để từ đó xác định quy luật di truyền chi phối.

+ 3:1 là quy luật di truyền phân tích trội lặn hoàn toàn.

+ 1:2:1 là quy luật di truyền phân tích trội không hoàn toàn (xuất hiện tính trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.

+ 1:1 hoặc 2:1 tỉ lệ của gen gây chết.

+ 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 là tính trạng di truyền theo tương tác bổ trợ.

+ 12:3:1 hoặc 13:3 là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế trội.

+ 9:3:4 là tương tác át chế do gen lặn.

+ 15:1 là tương tác cộng gộp kiểu không tích lũy các gen trội.

1.1.2. Khi lai 2 hay nhiều cặp tính trạng

+ Tìm tỉ lệ phân tích về kiểu hình ở thế hệ con đối với loại tính trạng

+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia.

Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo định luật phân li độc lập của Menden (trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau).

       Ví dụ: Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.

Giải:

          + Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con:

( 37,5% + 37,5% ) đỏ : ( 12,5% + 12,5% ) vàng  = 3 đỏ : 1 vàng

( 37,5%  + 12,5% ) cao  : ( 37,5 % + 12,5% ) thấp   = 1 cao : 1 thấp

          + Nhân 2 tỉ lệ này ( 3 đỏ : 1 vàng ) ( 1 cao : 1 thấp ) = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàng-cao : 1 vàng-thấp, phù hợp với phép lai trong đề bài. Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

1.2. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình trong phép lai phân tích

Dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỷ lệ và loại giao tử sinh ra của các cá thể cần tìm.

+ Nếu tỉ lệ KH 1:1 thì đó là sự di truyền 1 tính trạng do 1 gen chi phối

+ Nếu tỉ lệ KH 3:1 thì được di truyền theo quy luật tương tác gen, trong tính trạng có 2 kiểu hình.

- Tương tác bổ trợ 9:7

  •  Tương tác át chế 13:3
  •   Tương tác cộng gộp 15:1

+ Nếu có tỉ lệ KH 1:2:1 thì tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen trong trường hợp tính trạng có 3 kiểu hình.

  •  Tương tác bổ trợ 9:6:1
  •  Tương tác át chế lặn 9:3:4
  •  Tương tác át chế trội 12:3:1

+ Tỉ lệ KH 1:1:1:1 là sự di truyền tương tác bổ trợ 1 tính trạng có 4 kiểu hình 9:3:3:1 hoặc là lai 2 cặp tính trạng tuân theo định luật phân ly độc lập có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1.

---- Còn tiếp ----

 

II. Phương pháp giải bài tập

Tùy từng yêu cầu của bài toán mà ta có phương pháp giải khác nhau:

1. Trong phép lai 1, 2, hay nhiều cặp tính trạng tương phản: Thường gặp 2 dạng chính.

- Dạng toán thuận: Cho biết tính trạng (hay gen) trội, lặn từ đó tìm tỷ lệ phân tích đời sau.

- Dạng toán nghịch: Cho biết kết quả đời con từ đó tìm kiểu gen của bố mẹ.

1.1. Tính số loại và thành phần gen giao tử:

1.1.1. Số loại giao tử:

Tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp trong kiểu gen

          + Trong KG có 1 cặp gen dị hợp à 21 loại giao tử

          + Trong KG có 2 cặp gen dị hợp à 22 loại giao tử

          + Trong KG có 3 cặp gen dị hợp à 23 loại giao tử

      Vậy  trong KG có n cặp gen dị hợp à 2n loại giao tử

Ví dụ: Kiểu gen AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

          Ta xét ở kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là 2n=24=16

1.1.2.Thành phần gen (KG) của giao tử

          Trong tế bào (2n) của cơ thể gen tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn trong giao tử (n) chỉ còn mang 1 gen trong cặp.

          + Đối với cặp gen đồng hợp AA (hoặc aa): cho 1 loại giao tử A (hoặc 1 loại giao tử a)

          + Đối với cặp gen dị hợp Aa: cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau gồm giao tử A và giao tử a

          + Suy luận tương tự đối với nhiều cặp cặp gen dị hợp nằm trên các cặp NST khác nhau, thành phần kiểu gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh (sơ đồ Auerbac) hoặc bằng cách nhân đại số.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Các bước giải nhanh một bài toán về Lai 1, 2 hay nhiều cặp tính trạng môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?