TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. LÝ THUYẾT
Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).
- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Giải
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 2: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000
Ngành sản xuất | Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%) | Hiện trạng |
Chế biến lương thực, thực phẩm | 65,0 | Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,… |
Vật liệu xây dựng | 12,0 | Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II |
Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác | 23,0 | Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất. |
Giải
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
- Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).
Câu 3: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Giải
Các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Cần Thơ, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Cao Lãnh.
⟹ Như vậy, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển ở hầu hết các tỉnh của vùng, nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:
A. Sản xuất vât liệu xây dựng
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Công nghiệp cơ khí.
D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Đáp án: D.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (65%), Công nghiệp cơ khí (23%), vật liệu xây dựng (12%).
Câu 2: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Dệt may.
C. Chế biến lương thực thực phẩm.
D. Cơ khí.
Đáp án: C.
Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Do có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông nghiệp.
Câu 3: Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:
A. Vật liệu xây dựng
B. Cơ khí nông nghiệp.
C. Dệt may.
D. Chế biến LTTP
Đáp án: B.
Trả lời: Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất với 65% cơ cấu công nghiệp của vùng.
Câu 4: Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lúa, gạo.
B. Thủy sản đông lạnh.
C. Hoa quả.
D. Khoáng sản.
Đáp án: D.
Trả lời: Đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn khoáng sản hạn chế chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng nên khoáng sản không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Câu 5: Vì sao trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai
B. Dân đông nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cao.
C. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp
D. Có vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú.
Đáp án: C
Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế Công nghiệp Vùng đồng bằng Sông Cửu Long môn Địa Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!