A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ-Thơ” (1938).
- Bố cục: Ba phần:
- Câu 1-11: Tâm trạng reo vui trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Câu 12-30: Tâm trạng u buồn, hoài nghi.
- Câu 31-40: Lòng yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
- Phân tích
- Tiếng reo vui trước vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân (Câu 1-11)
- “Tôi muốn - tắt nắng đi” ,“Tôi muốn - buộc gió lại”: Điệp ngữ dùng động từ mạnh => Biểu hiện niềm khao khát, say mê muốn níu giữ, đoạt quyền tạo hóa.
- Thiên nhiên: Là khu vườn xuân đầy cảnh sắc:
- “ong bướm tuần tháng mật” Bức tranh đẹp, mơn mởn, tươi tắn
- “Này đây hoa đồng nội”, " lá cành tơ” => dạt dào nhựa sống.
- “yến anh khúc tình si”: âm thanh rộ rã
- Giọng thơ dồn dập, biểu hiện tâm trạng vui sướng, say đắm trước cảnh thiên nhiên muôn sắc màu, phong phú, bất tận.
- “Ánh sáng chớp hàng mi” => hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, giàu cảm xúc.
- “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” à Mùa xuân đẹp, phép so sánhà ngọt ngào, đầy sức sống tươi thắm
- => Diễn đạt độc đáo, táo bạo, dùng hình ảnh con người để diễn tả thiên nhiên (lấy cái đẹp của con người làm chuẩn mực để đánh giá, so sánh) => cho thấy: lòng khao khát sống đến cuồng nhiệt (quan điểm sống tích cực) => sống hết mình vì cuộc sống.
- Tâm trạng u buồn, lo sợ, hốt hoảng, hoài nghi (câu12-30):
- “Tôi vui sướng. Nhưng vội vàng...” => Dấu chấm => câu ngắn => bất thường: Vui, vội vàng.
- “Tôi không chờ...” => gấp gáp: Trong sự đam mê cuộc sống xen lẫn nỗi lo âu, hốt hoảng, sợ tuổi trẻ qua đi.
- Ý thức được sự hữu hạn của thời gian:
- “Xuân đang tới nghĩa là... qua
- Xuân còn non nghĩa là... sẽ già
- Mà xuân hết nghĩa là... mất.”
- => Giọng thơ khô khan, lời thơ ngắn => tâm trạng lo lắng, sợ hãi, hốt hoảng vì thấy đã mất trong cái đang có.
- Ý thức được sự đối kháng: thiên nhiên > < con người:
- Lòng tôi ...rộng >< lượng trời chật
- Tuổi trẻ chẳng 2 lần>< xuân vẫn tuần hoàn
- Chẳng còn tôi mãi >< còn trời đất
- Đời người hữu hạn Thiên nhiên vĩnh hằng
- => là qui luật tất yếu, tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng, khao khát sống mãi với cuộc đời.
- Thiên nhiên nhuốm màu buồn bã trước thời gian: Những từ ngữ, hình ảnh: “Tôi tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt tiếng, phai tàn...” => kết lại ở câu “Chẳng bao giờ!...” kết hợp các câu có dấu chấm hỏi, chấm than, các cặp vần chân gieo liên tiếp => Tâm trạng chán nản, đau khổ, nuối tiếc.
- Tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt: Khát vọng sống cao độ thể hiện sự giao cảm với cuộc sống:
- “Ta muốn riết”, ôm, say, thâu, chếnh choáng: Điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, nồng nàn, giọng thơ cuống quýt, khao khát sống, muốn tận hưởng trọn vẹn hương vị tình yêu, hương vị của cuộc đời ==>Yêu cuộc sống đến độ nồng nàn, sống hết mình, tận hưởng cái đẹp ==>cuộc sống với tâm trạng sảng khoái.
- Câu thơ “Hỡi... muốn cắn...”: diễn đạt táo bạo, rất mới lạ => mùa xuân quá hấp dẫn => niềm ham sống mà chưa toại nguyện, khát khao muốn giữ lấy cái vui, cái đẹp của cuộc đời.
- Tiếng reo vui trước vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân (Câu 1-11)
c. Kết bài
- Những nhận xét, cảm nhận chung về bài thơ Vội vàng
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Gợi ý làm bài
Xuân Diệu Được coi là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.Ông là nhà thơ trữ tình lãng mạn, luôn khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt, cuồng nhiệt. Bài thơ Vội vàng tập trung cao nhất cái khát vọng mãnh liệt ấy. Xuân Diệu đặt khát vọng giao cảm giữa tuổi trẻ và xuân tình, qua đó bộc lộ một xúc cảm triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, hiện đại.
Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng . Bởi tình yêu luôn gắn với nỗi đau, niềm vui song song với nỗi buồn, bởi niềm vui đó rồi cũng phải hết, không thể tồn tại vĩnh hằng được. Bằng cái nhìn mổ xẻ, ta cũng thấy lòng khát sống, ham đời trong Vội vàng bị chẻ đôi thành hai tầng bậc: Một cách cảm thụ thế giới mang tính bi kịch và một cách ứng xử trước thế giới mang tính tích cực.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, sống ích kỉ trong hưởng thụ. “Vội vàng” thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỉ sau bài thơ “Vội vàng” ra đời, nhiều câu thơ của Xuân Diệu vẫn còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “Vội vàng” như vậy. Với hơn 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã góp phần làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.
Nhà thơ Xuân Diệu đã đi vào thế giới vĩnh hằng những tao nhân mặc khách, nhưng ta vẫn cảm thấy ông đang hiện diện giữa cuộc đời và hát ca:
– “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
– “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”
Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941.
Hi vọng, với tài liệu phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu trên, các em đã có thêm một bài văn mẫu hỗ trợ các em học tập và ôn tập thật tốt về bài thơ Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)