A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm Xuất dương lưu biệt
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết cuối năm 1905 trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
- Chủ đề: Thể hiện lẽ sống cao đẹp, có khí tiết của người quân tử, tư thế quyết tâm hăm hở, những ý nghĩ mới mẻ cao cả của nhà lãnh đạo cách mạng.
- Phân tích
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu:
- Làm trai phải biết sống cho phi thường, hiển hách, hành động mạnh mẽ, táo bạo làm nên những chuyện lớn lao, kì vĩ, xoay chuyển càn khôn với tư thế hiên ngang, hào hùng tác động tích cực làm đổi thay vũ trụ, giang sơn.
- Ôm ấp khát vọng xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh. Thể hiện được ý thức trách nhiệm cao thường trực với non sông, đất nước.Thể hiện được lẽ sống đẹp, lí tưởng sống ấy đã tạo cho con người một tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, hào hùng.
- Ý thức về cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời
- Khẳng định dứt khoát, quyết liệt một khát vọng sống hiển hách: cứu dân cứu nước, một khát vọng thật đẹp đẽ, lớn lao.
- Tư thế, khát vọng buổi lên đường
- Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, con người được chắp đôi cánh thiên thần, vươn lên ngang hàng vũ trụ thể hiện hình ảnh con người ra đi tìm đường cứu nước hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm.
- Bài học về lẽ sống đẹp của người cách mạng
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu:
c. Kết bài
- Cảm nhận, đánh giá nhận xét chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Gợi ý làm bài
Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của phong trào cần Vương chống Pháp. Chế độ phong kiến suy tàn kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng phong kiến già cỗi, lỗi thời. Tình hình đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước một câu hỏi lớn: Phải cứu nước bằng con đường nào? Trong không khí u ám bao trùm khắp đất nước thời đó, những tia sáng hi vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiền thuở trước. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước mới, những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà Nho tiên tiến của thời đại như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiên phong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao.
Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài thơ chính là ở ngọn lửa nhiệt tình đang bừng cháy trong lòng nhân vật trữ tình. Bài thơ đã thể hiện hình tượng người anh hùng trong buổi lên đường xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ. Người anh hùng ấy ý thức rất rõ ràng về “cái tôi công dân” và luôn khắc khoải, day dứt trước sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo bút pháp ước lệ và cường điệu, rất phù hợp với mục đích cổ vũ, động viên. Giọng thơ vừa sâu lắng, da diết, vừa sôi sục, hào hùng, mang âm hưởng tráng ca. Nỗi đau đớn, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng đã thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh trong bài thơ. Âm hưởng hào hùng của bài thơ có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với mọi người. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ và tin tưởng. Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã suy tôn Phan Bội Châu là: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng.
Hi vọng rằng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức trọng tâm và cần thiết nhất cho bài học Lưu biệt khi xuất dương. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay hỗ trợ các em học tốt hơn chương trình Ngữ văn 11.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)