Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Hai chữ nước nhà và tác giả Trần Tuấn Khải
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Đề tài và hoàn cảnh ra đời:
      • Bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử (chuyện về cha con Nguyễn Trãi khi xưa)
      • Bài thơ ra đời năm 1924, khi đất nước đang chịu sự xâm lược của thực dân Pháp
    • Vị trí đoạn trích: Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu bài thơ
    • Thể thơ: Song thất lục bát
    • Bố cục đoạn trích: 3 phần
  • Nội dung:
    • Cảnh ngộ và tâm trạng của người cha
      • Thế bất lực của cha cũng như nhắc đến cơ nghiệp tổ tông nhằm khợi khợi niềm tự hào và nỗi nhục
      • Bối cảnh không gian và thời gian (..ải Bắc… sầu ảm đạm, … gió đìu hiu,… hổi thét chim kêu…) à nơi heo hút, thê lương, ảm đạm
      • Hình ảnh thơ :
        • Cha : hạt máu nóng..
        • Con : tầm tã châu rơi…
        • Tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm nên đau đớn, xót xa
    • Hiện tình đất nước
      • Quân Minh xâm lăng…
      • Bốn phương khó lửa….
      • ….. xương rừng máu sông
      • ……thành tung quách vỡ,
      • ……bỏ vợ lìa con
      • Chết chóc bi thảm
      • Nỗi đau mất nước được thể hiện bằng giọng thơ thống thiết lẫn căm hờn (xé tâm can, đất khóc giời than…..)
    • Lời trao gởi, nhắn nhủ
      • Cha : tuổi già sức yếu
      • … đành chịu bó tay
    • --> Khích thích lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm
    • ==> Hun đúc ý chí gánh vác non sông cho con

c. Kết bài

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

Gợi ý làm bài

Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước, qua đó mà thức tỉnh tinh thần của đồng bào. Ở những năm đầu thế kỉ XX, ông là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu với giọng điệu bi tráng, thống thiết. Hai chữ nước nhà là tác phẩm tiêu biểu của ông. Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ Hai chữ nước nhà để lại một ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong lòng người đọc. "Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi một điệu thơ song thất lục bát để toát, để thoát, xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn" (Xuân Diệu).

Cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan trong bài thơ là những khoảnh khắc đặc biệt, có sức lay động lớn đã được Trần Tuấn Khải sử dụng để kí thác tâm trạng, cảm xúc hiện tại, thực của mình. Lời trăng trối của người cha đối với con khi vĩnh biệt trĩu nặng ân tình, nhuốm đậm những đau thương. Tiếng lòng sầu thảm, ai oán kia khi thì trùng điệp dồn nén, khi thì da diết xót xa. Tác giả quả là đã không uổng công chút nào khi lựa chọn âm điệu phong phú của thể thơ song thất lục bát để dồn tả những tiếng lòng ấy.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nói phận mình bất lực để ủy thác tất cả cho con, cha "tuổi già sức yếu", lại gặp cơn nguy nan, đành uất hận, tủi hờn mà bó tay. Khơi gợi lại truyền thống kiên cường bất khuất của tổ tiên, người cha muốn thắp lên trong người con tin yêu của mình ngọn lửa căm thù xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ nước nhà và là cả niềm hi vọng lớn vào con trước khi đi mãi. Lời trao gửi nặng tựa Thái sơn. Nước mất thì nhà cũng tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa sạch. Nguyễn Phi Khanh muốn con mình biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước.

Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải đã rất thành công khi lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.

Chúng tôi tin rằng với tài liệu văn mẫu về đề tài Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải trên, các em đã hiểu hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Hi vọng, tài liệu trên đã giúp các em ôn tâp môn Ngữ văn lớp 8 hiệu quả và thuận tiện.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?