A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và tác giả Phan Châu Trinh
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung:
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
- Cảm nhận
- Hai câu đề
- Thể hiện một tư thế ngang tàng của đấng nam nhi, đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vổ suốt đêm ngày.
- Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thứ thách vô cùng nạng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy danh của mình
- Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sấn sàng chấp nhộn thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.
- Hai câu thực
- Hai câu thơ mang hàrn nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hi sinh.
- Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù muốn “đánh tan”, muốn “đập bể” mọi kẻ thù, mọi thử thách
- Hai câu luận
- Hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc àthời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; những gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình, đày đọa.
- Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ hiện lên với chí khí bển vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi, có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính. Câu thơ vang lên như một lời thề
- Hai câu kết
- Mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Dù “khi lỡ bước” có gạp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính “việc con con” ấy khồng đáng kể, khồng đáng nói, không đáng quan tâm.
- Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản, dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời) để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày
- Hai câu đề
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Gợi ý làm bài
Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.
Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.
Chúng tôi mong rằng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. Hy vọng, với đề tài Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh trên, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)