A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Hai chữ nước nhà và tác giả Trần Tuấn Khải
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung:
- Đề tài và hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử (chuyện về cha con Nguyễn Trãi khi xưa)
- Bài thơ ra đời năm 1924, khi đất nước đang chịu sự xâm lược của thực dân Pháp
- Vị trí đoạn trích: Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu bài thơ
- Thể thơ: Song thất lục bát
- Bố cục bài thơ:
- Đề tài và hoàn cảnh ra đời:
- Nội dung
- Nỗi sầu li biệt
- Không gian: ảm đạm, tăm tối: chốn ải Bác, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu
- Hoàn cảnh: cha con li biệt
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa: nước mất nhà tan, máu và lệ hòa quyệ
- -->Thiêng liêng, xúc động và có sức tryền cảm lớn
- Nỗi đau mất nước
- Mượn tâm sự của người cha
- Tủi nhục vì đất nước có truyền thống độc lập mấy nghìn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc
- Căm giận vì kẻ thù phá đất nước tan hoang
- Nỗi xót xa trào xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, khối uất, cơn sầu
- Lo cho dân tộc
- Lời lẽ thống thiết, bi phẫn. Đây không phải là dằn vặt riêng tư mà là nỗi đau lớn của cả dân tộc, cả một thế hệ
- Lời trao gởi cho con
- “Giang sơn gánh vác…. Cậy con”, “noi gương tổ tông”, “vì nước gian lao”, “phất cao ngọn cờ”
- Trao cho con nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức cao cả. Đó là khát vọng của cha, của tác giả, của cả dân tộc
- Nỗi sầu li biệt
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải
Gợi ý làm bài
Những năm 20 của thế kỉ trước, những bài thơ hát theo làn điệu dân ca, những bài thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn... được truyền bá sâu rộng trong dân gian. Những gương anh hùng được Trần Tuấn Khải nói đến có giá trị khích lệ tinh thần yêu nước, nói lên nỗi đau nhục nô lệ lầm than, bày tỏ khát vọng độc lập tự do không bao giờ nguôi.
Đoạn trích bài thơ "hai chữ nước nhà" gồm có 36 câu thơ song thất lục bát được Trần Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập "Bút quan hoài". Trong lời đề từ, nhà thơ nói rõ cảm hứng của mình là "nghĩ tới lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu". Qua đó,ta cảm nhận được "Hai chữ nước nhà" là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện cảm hứng yêu nước, kích thích lòng yêu nước cho quốc dân đồng bào khi đang làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp. Lời đề từ đưa chúng ta trở về những năm tháng đau thương của đất nước và dân tộc. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, dìm đất nước ta vào trong máu lửa, chúng ta bắt cha con ông Hồ Quý Li và một số đại thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu. Có thể nói bài thơ là lời cha dặn con về "Hai chữ nước nhà", về mối thù nhà nợ nước.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến giọng thơ, vần thơ, từ những cặp câu thất ngôn đối nhau đến những hình ảnh nhân hóa, tượng trưng ước lệ đều cho thấy một bút pháp nghệ thuật rất già dặn, giàu bản sắc của Á Nam.
Trong thời Pháp thuộc, bài thơ "Hai chữ nước nhà" đã làm lay động hàng triệu con người. Ngày nay, nó vẫn làm ta xúc động.
Mong rằng, với tài liệu văn mẫu cảm nhận bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải, các em đã có thêm một tài liệu văn mẫu hay trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có một kì ôn tập và thi hiệu quả với tài liệu này.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)